VÒNG QUANH Các Đồ Truyền Thống Của Một Số Nước Châu Á

Châu Á từ lâu được nhiều người biết tới vì nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tới mỗi quốc gia, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và ẩm thực phong phú của Châu Á mà còn được ngắm nhìn những bộ Đồ truyền thống ấn tượng mang đậm tinh thần dân tộc.

1. Nhật Bản – Kimono

Trong tiếng Nhật, Kimono có nghĩa là hòa phục nghĩa, là danh từ chỉ quần áo để mặc nói chung. Kimono đã trở thành cái tên chỉ Đồ truyền thống của Nhật Bản được nhiều người biết tới. Nó không đơn thuần là Đồ truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật.

Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới. Đồ Kimono của nữ thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.

Nhật Bản – Kimono
Nhật Bản – Kimono

Về cấu tạo, áo Kimono gồm có 4 mảnh chính là hai mảnh thân áo, 2 mảnh tay áo và các mảnh nhỏ tạo cổ và miếng lót hẹp. Ngoài ra còn có các phụ kiện đi kèm như thắt lưng (obi), dây cột, áo lót…So với các Đồ truyền thống của các nước khác, Kimono mang nét đặc trưng rất riêng khi có thiết kế cầu kỳ và có cách mặc phức tạp.

Thế nhưng, bạn cần phải phân biệt Kimono và Yukata. Yukata cũng là bộ Đồ truyền thống của Nhật nhưng nó ít được biết đến hơn. Bộ Đồ này thường được mặc vào các lễ hội mùa hè và có phần ít lớp vải hơn Kimono. Tuy nhiên, khi nhắc tới Nhật Bản thì người ta vẫn xem Kimono như là quốc phục của quốc gia này.

2. Hàn Quốc – Hanbok

Đồ truyền thống của người dân xứ sở kim chi chính là Hanbok. Loại Đồ này cũng được cả nam và nữ sử dụng. Màu sắc của Hanbok chủ yếu là màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, lòng chính trực và các màu chính khác là đỏ, vàng, xanh, đen đại diện cho năm thành tố trong vũ trụ là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

undefined

Hanbok của phụ nữ gồm áo khoác ngoài (jeogori) và váy dài (chima). Hanbok của nam giới gồm áo khoác ngoài và quần ống rộng có túi (baji). Đồ hanbok cũng khá cầu kì với phần áo khoác ngoài được cả nam và nữ sử dụng gồm gil (phần lớn nhất của chiếc áo), git là dải lụa trang trí cho cổ áo, dongjeong là phần cổ áo màu trắng và goreum là sợi thắt lưng. Theo truyền thống, tà áo trái phải được đặt lên trước tà áo phải. Nếu nhà có tang thì ngược lại.

Tùy vào những dịp khác nhau mà hanbok được xem như Đồ mặc hàng ngày, lễ phục hay Đồ đặc biệt. Dù được mặc vào lúc nào thì hanbok vẫn mang lại cho người mặc sự kín đáo, trang trọng, hài hòa và tinh tế.

3. Trung Quốc – sườn xám

Sườn xám hay áo dài Thượng Hải là tên gọi khác nhau của Đồ truyền thống Trung Quốc. Sườn xám là thiết kế có sự giao thoa của văn hóa Trung Quốc và phương Tây khi là một loại váy áo liền thân. Đây là bộ Đồ khá kén người mặc và chỉ dành cho những người phụ nữ có thân hình chuẩn và đôi chân dài.

undefined

Thiết kế của sườn xám vô cùng tinh tế khi phần áo trên có cổ dựng ôm sát thân cùng hàng cúc chéo sang một bên và phần dưới là hai tà xẻ cao tới đùi tạo sự thướt tha và nữ tính cho người mặc. Để tạo điểm nhấn, mỗi bộ xườn xám được thêu các họa tiết bằng chỉ ngũ sắc. Chất liệu may thường thấy nhất là tơ lụa để tạo sự mềm mại, các đường viền tay, gấu, tào áo cũng được làm nổi bật.

Ngày nay, sườn xám đã có nhiều cách tân hơn như tay áo lúc hẹp lúc loe, vạt dài hay ngắn và cổ có thể cao hoặc thấp tùy theo sở thích cá nhân. Đồ này không chỉ mặc Đồ này trong các dịp lễ hội mà còn sử dụng trong ngày thường.

4. Thái Lan – Sabai

Sang trọng và cầu kỳ đến từng chi tiết là Sabai, Đồ truyền thống của người Thái Lan. Đặc điểm cơ bản của Đồ truyền thống của người Thái là may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộc thành nhiều loại áo quần đa dạng và nhất là không may vừa sát người. Với người Thái, Đồ của họ không mặc vào những ngày thường mà chỉ được sử dụng trong các dịp lễ như cưới hỏi hoặc các sự kiện trọng đại hay múa ca.

Thái Lan – Sabai
Thái Lan – Sabai

5. Indonesia – Kebaya

Indonesia – Kebaya
Indonesia – Kebaya

Kebaya là Đồ truyền thống của phụ nữ Indonesia từ thời xa xưa làm từ chất liệu may là tơ lụa hoặc cotton mỏng, được trang trí bằng những hoạ tiết hoa lá cầu kỳ. Trước đây, kebayatruyeenf thống gồm một vải choàng dài làm từ batik – loại vải được nhuộm sáp hay in hoa văn bằng phương pháp thủ công. Với thiết kế phần áo cổ chữ V, ôm sát khá giống áp bà ba Việt Nam, cùng phần chân váy dài chạm trên mắt cá có những hoa văn rực rỡ, tạo nên sự sang trọng cho người mặc. Kebaya vẫn còn được mặc đến ngày nay, nhưng thường chỉ được xuất hiện ở phụ nữ trung niên.

Kebaya vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ả Rập – Kaba có nghĩa là “Đồ” và được du nhập vào đất nước Indonesia bằng ngôn ngữ Bồ Đào Nha, kể từ đó Kebaya bắt đầu xuất hiện để chỉ kiểu Đồ áo – váy. Kebaya không chỉ mang biểu tượng lịch sử và văn hóa quốc gia mà còn là phong cách thời trang sang trọng. Nhất là đối với người phụ nữ sắp lập gia đình thì đây là Đồ cưới mang đầy sự quyền lực và được coi là cả một kiệt tác nghệ thuật. Hơn thế nữa, vào thế kỉ thứ 15 và 16 thì đây chỉ là bộ Đồ dành cho hoàng gia.

6. Sari - Ấn Độ

Sari - Ấn Độ
Sari - Ấn Độ

Sari là bộ Đồ truyền thống của đất nước Ấn Độ xinh đẹp và được rất nhiều người yêu thích. Đây là một Đồ vô cùng bắt mắt với những họa tiết cầu kỳ gợi lên sự bí ẩn quyến rũ. Sari rất đặc biệt gồm một mảnh vải dài có kích thước từ 4 - 9m, có khi dài tới 12m dùng để quấn quanh cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Màu sắc và thiết kế của Đồ cũng tùy theo từng vùng và người mặc. Với người phụ nữ có địa vị thì sari thường có màu xanh lá cây hoặc da trời, còn phụ nữ mang bầu thì sử dụng màu vàng… Bên cạnh đó, giống như hanbok, sari cũng được sử dụng tùy vào hoàn cảnh của người mặc như phụ nữ góa chồng thường mặc sari đơn giản màu trắng và không có trang sức hay cô dâu sẽ mặc sari màu đỏ… Ngày nay, sari ít được sử dụng thường xuyên mà chỉ được dùng trong những nghi lễ quan trọng, tuy nhiên ở nông thôn thì sari vẫn là Đồ chủ yếu.

7. Campuchia – Sampot

undefined

Đồ truyền thống của Campuchia là Sampot và có hình dáng giống một chiếc quần hơn là váy. Thực tế Sampot được thiết kế là một miếng vải dài khoảng 3 mét và rộng 1 mét, được quấn xung quanh thắt lưng, được kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi được cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại tạo nên độ phồng vừa phải, giúp người mặc cảm thấy thoải mái hơn.

8. Phillipine – Saya baro’t

Phillipine – Saya baro’t
Phillipine – Saya baro’t

Đến với đất nước Phillipine, du khách sẽ được ngắm nhìn bộ Đồ nhiều màu sắc mang tên Saya baro’t. Saya baro’t gồm một chiếc áo choàng truyền thống cùng với chiếc quần váy khá rộng. Bộ Đồ được xuất phát từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là Đồ hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

9. Lào - Sinh (nữ) và Salong(nam)

Lào - Sinh (nữ) và Salong(nam)
Lào - Sinh (nữ) và Salong(nam)

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng. Khi người phụ nữ mặc Sinh người ta sẽ quấn chiếc khăn cùng màu ngang qua phần trên cơ thể họ tăng thêm phần duyên dáng.

Đồ truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc Đồ. Trong lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ mặc màu vàng tươi sáng, chi tiết bằng vàng. Trong các lễ hội mọi người sẽ mặc Đồ nhiều màu sắc tươi sáng. Ở nhiều vùng nông thôn, trẻ em gái thương mặc Sinh đến trường nhưng sẽ được cách tân để thuận tiện hơn cho công việc hàng ngày.

10. Việt Nam – Áo dài.

undefined

Người Việt Nam tất nhiên không thể không biết tới Đồ truyền thống của Việt Nam đó là áo dài. Áo dài là Đồ truyền thống dành cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Trước đây cả nam và nữ đều mặc nhưng ngày nay hình ảnh người phụ nữ nền nã trong tà áo dài được thấy nhiều hơn.

Với người Việt, áo dài là Đồ kín đáo nhưng đầy sự quyến rũ. Loại Đồ này được sử dụng nhiều nhất trong các dịp lễ trang trọng như ăn hỏi, cưới xin, tốt nghiệp… Chính vì sự đơn giản, không cầu kỳ mà một số trường học hay công ty, áo dài còn được quy định làm đồng phục.

Áo dài gồm hai phần riêng biệt là quần lụa hay vải mềm và phần áo cổ cao với tà dài. Tùy vào sự sáng tạo cũng như sở thích của người mặc mà áo dài có nhiều cách tân. Ví dụ như tà áo được may làm hai lớp, cổ áo được thiết kế tròn, vải may áo đính thêm kim sa hoặc pha lê… Tuy nhiên, về cơ bản tất cả đều tạo được sự duyên dáng và nhẹ nhàng cho người mặc. Hẳn bạn rất tự hào khi giới thiệu Áo dài cho các bạn bè quốc tế được biết tới đúng không? Vì Áo dài nhìn vừa hiện đại mà vừa quyến rũ mà.

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm