Vải Spandex Là Gì? Đặc Tính Của Vải Spandex Và Ứng Dụng Của Nó

Vải spandex là loại vải nhân tạo với khả năng co giãn tốt và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện đại. Vậy đặc điểm của loại vải spandex là gì, ứng dụng của nó ra sao? Hãy cùng BBCosplay tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vải spandex là gì?

Vải spandex có có tên gọi khác là vải Elastane, Lycra, Elastane. Mỗi nơi lại có cách gọi loại vải này khác nhau. 

Tại Bắc Mỹ, loại vải này được gọi là spandex. Tại Pháp, nó được gọi là élasthanne, tại Đức là Elastan, tại Tây Ban Nha là elastano, tại Ý là elastam và tại Hà Lan là elastaan.

Vải spandex có độ đàn hồi tốt nhất trong các loại vải. Đặc biệt, nó có thể kéo giãn gấp 5 lần khi kết hợp thêm thành phần sợi cotton. 

Mã hs sợi spandex

Sợi spandex (mã HS: 5404 11 00; 5402 44 00 và 5402 69 90)

Nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của spandex

Vải spandex bắt đầu được phát triển và thế chiến thứ II. Lúc này, các nhà khoa học đang tìm kiếm một giải pháp để thay thế cho chất liệu cao su.

Trong chiến tranh, hầu hết mọi thiết bị xây dựng đều sử dụng chất liệu cao su. Giá cao su cũng thường xuyên biến động, không ổn định. 

Người ta cần một chất liệu khắc phục được sự khan hiếm của cao su với giá ổn định hơn. 

Năm 1940, chất đàn hồi polyurethane đầu tiên được sản xuất đã giải quyết được 2 vấn đề trên.

Sau đó, các nhà khoa học phát hiện ra chất đàn hồi polyurethane có thể được dùng để tạo thành các sợi chỉ mịn, từ đó sản xuất ra được nylon để may quần áo.

Các nhà khoa học tại Du Pont và Công ty Cao su Hoa Kỳ đã sử dụng cái tên Lycra để đặt tên cho sợi vải mà họ tạo ra. 

Đến đầu năm 1958, sợi spandex mới chính thức được ra đời và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp may mặc.

Quy trình sản xuất vải spandex

Đa số các sợi spandex trên thế giới hiện nay được tạo ra bằng phương pháp kéo sợi khô, trong đó bao gồm các bước tạo ra prepolymer, tạo dung dịch kéo sợi, quay sợi, tạo sợi spandex và xử lý sợi.

Bước 1: Tạo ra prepolymer

Prepolymer được tạo ra bằng cách trộn glycol với monomer diisocyanate theo tỷ lệ 1:2. Phản ứng giữa 2 chất này sẽ tạo ra prepolymer. Đây là chất chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Tạo dung dịch kéo sợi

Prepolymer tiếp tục được trộn với diamine theo tỉ lệ 1:1 để tạo nên phản ứng mở rộng chuỗi. Hợp chất khi thu được sẽ được pha loãng bằng dung môi DMAc. 

Đây sẽ là dung dịch dùng để kéo sợi. Dung môi kể trên sẽ khiến dung dịch loãng hơn và dễ xử lý hơn khi sản xuất xơ.

Bước 3: Quay sợi

Dung dịch quay sợi được bơm vào máy quay để kéo ra các sợi spandex. Khi đi qua máy quay sợi, khí nito và dung môi hóa học sẽ tạo ra phản ứng và hình thành nên các sợi rắn dùng để tạo thành sợi.

Bước 4: Tạo sợi spandex

Sau khi các sợi đi ra từ máy quay, người ta sẽ chắp các sợi lại thành các độ dày như mong muốn. Mỗi sợi spandex được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ chắp lại với nhau.

Bước 5: Xử lý sợi

Sau khi tạo ra được sợi spandex, người ta sẽ đưa sợi qua Magnesi stearat hoặc một polyme khác để các sợi không dính chặt với nhau. Các sợi này sẽ được cuốn vào các ống chỉ và đem dệt thành các tấm vải lớn.

Đặc tính của spandex

Sợi spandex được tạo ra để thay thế cao su, vì vậy nó sở hữu những ưu điểm tương tự cao su như co giãn tốt, độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt… tuy nhiên, nhược điểm của nó sẽ là khả năng thấm hút không tốt và không bền khi sử dụng thuốc tẩy.

Ưu điểm của spandex

- Co giãn tốt: Đặc tính của spandex khá giống với cao su với khả năng co giãn tốt. Vải spandex có thể kéo giãn gấp nhiều lần ban đầu nhưng khi thả tay ra sẽ nhanh chóng hồi lại như ban đầu.

- Độ bền cao: Vải spandex có thể chịu được nhiều hay dầu. Độ bền của nó rất cao, có thể chuyển đổi thành nhiều dạng khác nhau mà không ảnh hưởng tới chất lượng vải.

- Một số ưu điểm khác của vải spandex có thể kể đến như không tích điện, có thể chịu mài mòn tốt, nhẹ, trơn, dễ nhuộm màu và không bị xù vải.

Nhược điểm của spandex

Dù đây là một loại vải có rất nhiều ưu điểm nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm như không có khả năng thấm hút cao và khi sử dụng thuốc tẩy, vải sẽ không bền.

Phân loại các loại vải spandex

Vải spandex được phân loại thành rất nhiều loại khác nhau, bao gồm vải cotton spandex, vải polyester spandex, vải thun spandex và vải len spandex. Mỗi loại vải có đặc tính khác nhau và ứng dụng cũng khác nhau.

Vải cotton spandex

Vải cotton spandex là sự kết hợp giữa 2 loại sợi là sợi cotton và sợi spandex. Vì vậy, nó có chứa những đặc tính của cả 2 loại sợi này.

Vải cotton spandex có khả năng thấm hút tốt, mềm, nhẹ, ít bám bẩn và dễ làm sạch ngay cả khi bị bám bẩn. Loại vải này thường được sử dụng để may áo phông hoặc áo sơ mi.

Vải polyester spandex

Vải polyester spandex là sự kết hợp của sợi nylon và sợi spandex. Vải polyester spandex có khả năng co giãn tốt, bề mặt vải có độ bóng nhẹ nên rất đẹp.

Vải polyester spandex cũng có trọng lượng nhẹ, dễ bảo quản và dễ dệt may thành nhiều sản phẩm khác nhau.

Vải thun spandex

Vải thun spandex có thành phần sợi spandex cao nhất trong tất cả các loại vải, bởi vậy nó cũng là loại vải có độ đàn hồi cao nhất. 

Vải thun spandex thường được sử dụng để may các loại Đồ bó sát như trang phục thể thao, Đồ múa bale, trang phục bơi, tất….

Vải len spandex

Vải len spandex có khả năng giữ ấm cao, độ co giãn cũng tốt. Ngoài ra, vải còn có khả năng chống co ngót. Bề mặt vải mềm nên rất phù hợp để may các loại Đồ mùa đông.

Ứng dụng của vải spandex trong đời sống

Với rất nhiều ưu điểm kể trên, vải spandex có rất nhiều ứng dụng  trong đời sống, trong đó phổ biến nhất là lĩnh vực may mặc.

Với khả năng co giãn cao, vải spandex thường được sử dụng để may các loại Đồ thể thao bó sát như quần trượt tuyết, quần đi biển, quần legging, tất, găng tay…

Khi mặc các Đồ này, bạn sẽ không thấy khó chịu do chúng có độ co giãn cao. Đặc biệt, Đồ này có khả năng chống nước cao nên rất phù hợp để sản xuất Đồ đi biển. 

Ngoài ra, do đặc tính gần giống cao su nên vải spandex cũng được sử dụng để làm thắt lưng, bọc ghế hay sản xuất niềng răng chỉnh hình…

Mua vải poly spandex ở đâu tốt?

Có rất nhiều địa chỉ mà bạn có thể mua vải spandex, từ các cửa hàng chuyên bán vải đến các chợ vải truyền thống. 

Nếu cần mua vải với số lượng lớn, bạn nên đến các chợ vải để mua được với giá tốt nhất. 

Tại Hà Nội, các chợ vải nổi tiếng có thể kể đến như Chợ Ninh Hiệp, Đồng Xuân, Phùng Khắc Khoan,…

Tại TP Hồ Chí Minh, các chợ vải nổi tiếng bao gồm Chợ Tam Bình,Kim Biên, Chợ Soái Kình Lâm…

Cách vệ sinh và bảo quản vải spandex

Vải spandex có độ bền rất cao, tuy nhiên, bạn cũng cần bảo quản vải đúng cách để vải được bền hơn.

- Không nên vắt Đồ làm từ vải spandex do đây đều là các loại Đồ bó sát, khi vắt sẽ khiến chúng bị giãn mà nên treo ở nơi thoáng mát để chúng tự khô

- Chỉ nên giặt các loại Đồ này với nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ

- Không nên là ủi vải spandex, nếu cần thì nên chọn mức nhiệt thấp và ủi thật nhanh hoặc là ủi bằng hơi nước

- Không sử dụng các loại nước tẩy, đặc biệt là nước tẩy trắng

- Không giặt khô vải

Sở hữu những đặc tính tuyệt vời, vải spandex là sự lựa chọn lý tưởng để thay thế các chất liệu khác. Đặc biệt, nếu bạn muốn lựa chọn những bộ trang phục bơi hay trang phục thể thao thì spandex là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm