VẢI POLYESTER Là Gì ? Tìm Hiểu Về Vải Polyester
Polyester là vải?
VẢI POLYESTER Là Gì ? Vải polyester được dệt từ sợi polyester – chuỗi polyme kéo dài và được hình thành từ phản ứng hóa học giữa axit và rượu .Sợi tổng hợp này có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ.
Vải polyester là loại vải trộn phổ biến nhất. Không những có thể sử dụng độc lập, ta sẽ thường xuyên bắt gặp sợi polyester được pha trộn với các loại vải khác hay đóng vai trò là sợi thành phần thêm thắt, là gia vị bổ sung cho các loại sợi chính. Việc làm này giúp giảm giá thành sản xuất mà chất lượng vải ít bị giảm sút, đặc tính cơ bản của sợi vải chính vẫn được giữ lại hoặc khắc phục các nhược điểm của nhau.
Sợi polyester được phân chia thành 4 loại khác nhau đó là sợi filament, sợi xơ, sợi thô và sợi fiberfill. Vì vậy, để sản xuất từng loại sẽ có những khác biệt tương ứng. Trong đó, fiberfill là dạng sợi lớn được sử dụng trong sản xuất chăn ga, gối, túi ngủ, áo khoác gió. Còn filament là loại phổ biến để pha trộn với chất liệu khác.
Đặc điểm của vải polyester
Ưu điểm của vải polyester
- Ưu điểm nổi trội để vải polyester được ứng dụng hàng đầu trong pha trộn vải đó là khả năng giữ phom cao, ít nhăn, giữ màu vải cực tốt. Nó có thể giặt giũ thoải mái không lo nhăn nhúm, bị kéo giãn.
- Nhờ vào các phân tử liên kết chéo nên vải polyester rất bền, chịu được hầu hết các hóa chất,co giãn cao, bền nhiệt, bền ánh sáng.
- Có khả năng cách điện, chống nước,chống cháy, chống bụi, thêm tính năng chống nấm mốc và chống mài mòn siêu đỉnh nên thường được ứng dụng là chăn ga, gối đệm, lều bạt, túi ngủ, vải lót cách điện,…
- Có khả năng chặn tia UV ngay cả khi nó đang ướt. Điều này giải thích tại sao những công ty như New Balance sử dụng đến 90% polyester trong các dòng sản phẩm mùa hè và mùa đông.
- Vải polyester so khả năng chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Bề mặt mượt mà và sáng bóng của chất liệu này giúp cho các loại bụi bẩn không thể được hấp thụ vào trong sợi vải nên tránh bám bẩn trong suốt quá trình sử dụng.
- Do hoàn toàn không hấp thụ nước,nhưng hấp thụ dầu, nên chất nhuộm liên kết mạnh mẽ, màu sắc hiển thị sắc nét, lâu phai.
- Nó là một loại vải khô nhanh, vì vậy là lựa chọn phổ biến cho quần áo ngoài trời.
Nhược điểm của vải polyester
- Hút ẩm không tốt vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của loại vải này. Do không thấm nước nên không thoát mồ hôi, tạo cảm giác nóng bức nếu vận động mạnh cho người sử dụng.
- Nhược điểm chính của vải polyester là mùi mồ hôi. Đây là môi trường “giúp” các loại vi khuẩn gây mùi phát triển nhanh hơn, bên cạnh đó nó cũng không khô nhanh như polypropylene hay nylon.
Ứng dụng của vải polyester
Lĩnh vực cuộc sống
- May vải chống thấm nước: Lều bạt, quần áo mưa, ô, vật dụng chống thấm…. ở nhiều nước còn sử dụng chất vải này để may áo cho ngựa.
- Với lợi thế về giá rẻ nên vải Polyester thường được may những sản phẩm có giá tầm trung như quần áo bảo hộ, áo chống nắng có giá rẻ mà rất bền và hữu dụng.
- Nhờ đặc tính bền bỉ dễ gia công mà chất vải này thường được kết hợp với vải cotton, vải lanh để có được sản phẩm vừa không nhăn bền bỉ dễ nhuộm
Lĩnh vực nội thất
Vải polyester được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất. Với những ưu điểm nổi bật như chống nước, kháng bẩn, bền màu,… chất liệu này có thể sản xuất thành gối, rèm, khăn trải bàn, thảm đệm,….
Thời trang cao cấp
Vải Polyester cũng được các nhà thiết kế nâng cấp để trở thành thời trang cao cấp. Sự xuất hiện của vải Polyester thổi vào thời đại một luồng gió mới. Không những có tính ứng dụng cao mà còn vô cùng dễ biến hóa. Nó có thể đáp ứng mọi nhu cầu của nhà thiết kế từ biến đổi kiểu dáng đến thay đổi màu sắc. Vải polyester đều mang đến kết quả vô cùng tuyệt vời.
Sự thay đổi thời trang của vải polyester qua các thời kỳ:
Những năm 1970 - Năm đỉnh cao của vải polyester: Vải polyester thường gợi lên hình ảnh của John Travolta thống trị sàn nhảy trong “Saturday Night Fever”.
Những năm 80 và 90: Polyester đổ bộ khắp các đường phố với những kiểu dáng, màu sắc đa dạng. Bên cạnh đó, người ta cũng gặp không ít những bộ suit thiết kế dành cho cả nam và nữ bằng vải polyester rất đặc sắc.
Hiện nay, sự phổ biến của polyester trên các sàn diễn thời trang cao cấp không hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Dù với vai trò là sợi chính hay sợi vải pha trộn, vải polyester được ứng dụng thường xuyên và nâng cấp liên tục kể cả kiều dáng và chất lượng.
Nguồn gốc của vải Polyester
- Năm 1930: Polyester lần đầu tiên được phát hiện trong phòng thí nghiệm bởi DuPont.
- Năm 1939 – 1941: Những nhà hóa học người Anh đã bắt đầu chú ý và tiến hành những nghiên cứu riêng của họ và dẫn đến sự ra đời của sợi polyester. Để tạo ra được sợi polyester, các nhà khoa học phải tiến hành phản ứng hóa học giữa acid và rượu hóa học, ở trong phản ứng này hai hoặc nhiều phân tử trên kết hợp ngẫu nhiên với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc tương đồng nhau.
- Năm 1946: DuPont mua tất cả quyền hợp pháp từ ICI, Mỹ để sản xuất sợi Polyester.
- Năm 1950: DuPont sản xuất một sợi polyester khác, mà họ đặt tên là Dacron.
- Năm 1951: Polyester lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng Mỹ như một loại vải huyền diệu không cần là, ủi. Tại thời điểm này, DuPont lấy tên thương hiệu là “PET và PEN” để kinh doanh loại vải này.
- Năm 1958: Eastman Chemical tạo ra sợi polyester khác tên Kodel. Sợi Polyester nhanh chóng được biết đến từ những năm 1970 khi sản xuất ra những chiếc quần làm bằng sợi polyester cho giải trí, đánh golf.
- Năm 1970: Đây thực sự là một năm bùng nổ của Polyester trong mọi lĩnh vực nhờ ưu thế dễ sản xuất, giá thành rẻ. Sợi Polyester được cải tiến và sử dụng rộng khắp. Có thể nói là “nhà nhà mặc poly, người người mặc poly”.
Một cuộc khảo sát từ năm 1981 đến 1983 cho thấy 89% người dân không thể phân biệt giữa polyester và sợi tự nhiên khác như bông, len, lụa. Ngoài ra, cuộc điều tra này còn chỉ ra rằng mọi người quan tâm đến sự xuất hiện của những kiểu dáng bấy giờ đang thịnh hành hơn là những bộ trang phục đấy được làm từ chất liệu gì.
Tuy nhiên, trong ngành thời trang hiện nay, vì vải polyester là một loại vải nhân tạo và không mang lại được cảm giác thoải mái tốt bằng những loại vải tự nhiên nên không được ưu ái như bông, len,lụa,... Mặc dù không phải “tự nhiên”, nhưng chắc chắn nó vẫn có nhiều mặt tích để được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác.
Quy trình sản xuất của vải Polyester
Việc sản xuất ra sợi polyester được trải qua 5 bước:
Bước 1: Trùng hợp
Bước 2: Làm Khô
Bước 3: Kéo sợi
Bước 4: Kéo căng
Bước 5: Cuốn sợi
Tham khảo quá trình sản xuất sợi polyester:
Cách sử dụng, vệ sinh, bảo quản
• Để đảm bảo cho chất liệu không bị xù lông, trong quá trình giặt bạn nên giặt mặt sau của vải này để tránh được những nguyên nhân làm vải polyester xuống màu.
• Nếu như trang phục polyester của bạn màu trắng, trước tiên nên ngâm vải vào xà phong có độ tẩy thấp rồi đem ngâm qua đêm. Sau khi ngâm qua đêm, bạn hãy giặt trang phục vào buổi sáng và phơi dưới bóng râm.
• Dùng nước ấm và xà phòng giặt để làm sạch vải vì hầu hết các loại vải polyester giặt bằng nước lạnh rất khó làm sạch và rất tốn công.
Thị yếu vải Polyester (PE) trên thị trường
- Tại các chợ đầu mối về vải thun sỉ, hầu như thành phần các loại vải mới, được ưa chuộng như vải thun xô, vải thun bông, vải thun cát… đều là thành phần 90% – 95% Polyester pha với Spandex.
- Tham khảo giá của sản phẩm trên thị trường
Vải thun PE 4 chiều: 70.000đ – 80.000đ/kg ( Tùy màu)
Vải thun PE 2 chiều: 55.000đ – 70.000đ/kg ( Tùy màu)
Vải lót PE: 12.000đ – 17.000đ/m ( Tùy loại)
Với mức giá đệm bông Sông Hồng, Hanvico, Korea, Everon,… được làm từ chất liệu Poly có giá chỉ từ khoảng 1.7 triệu đồng, phù hợp với các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình hiện nay.
Mở rộng
Theo Tổ chức Hòa bình Xanh, polyester là sợi tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất, chiểm 60% sợi dệt.
Đỉnh cao của những bộ trang phục polyester là những năm 1970.
Đăng bởi .
BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay
ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh