Top 4 Loại Vải May Trang Phục Bơi Tốt Nhất Co Giãn, Thoải Mái, Dễ Chịu
2. Màu kaki là gì?
Khaki (kaki) có nghĩa là bụi hay đất màu được dịch từ tiếng Urdu. Màu kaki có màu ngả vàng nhưng có hơi pha nâu. Chính vì vậy mà các loại Đồ kaki đa phần có màu sắc truyền thống này.
Các sản phẩm may từ vải kaki có màu đất này thường phù hợp với những ai thích phong cách vintage hay có tính cách trầm lắng và tĩnh lặng.
3. Nguồn gốc vải kaki
Vải được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1846 do Henry Lawrence (1806 – 1857) đưa ra để sử dụng cho Quân đoàn hướng dẫn viên.
Nhờ sự ra đời của vải kaki mà vào năm 1848 vải đã được sử dụng rộng rãi cho các trung đoàn và binh linh tại Anh và Ấn Độ. Tại Anh Đồ kaki chính thức được sử dụng trong cuộc thám hiếm đến Abyssinia. Và tại Ấn Độ vải được sử dụng cho quân đội khi đến Ethiopia.
Quân đội Hoa Kỳ sử dụng Đồ kaki thay cho những bộ Đồ màu xanh truyền thống trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha vào năm 1898.
Trải qua nhiều chặng đường, vải kaki nay đã được sản xuất phổ biến và đa dạng màu sắc hơn cùng với sự kết hợp của các chất liệu tổng hợp giúp tăng những đặc tính tốt cho vải và ngày càng được nhiều người ưa chuộng hơn.
4. Các loại vải kaki
- Kaki thun: Cũng được dệt nên từ sợi cotton hoặc sợi nhân tạo và cũng có thể kết hợp cả hai. Vải không quá dày mà cũng không quá mỏng, tạo được cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc. Vải được sử dụng nhiều để may các loại Đồ như váy và trang phục bảo hộ lao động.
- Kaki không thun: Trái ngược với kaki thun thì kaki không thun khá dày và nặng. Bên cạnh đó vải dễ bị gấp khúc khi xếp lại. Vải thường được sử dụng nhiều trong việc may set vest cho nam.
- Kaki cotton: Được dệt 100% từ nguyên liệu tự nhiên. Vải khá nhẹ và có độ co giãn, vải được sử dụng để may các loại Đồ dành cho chị em phụ nữ giúp chị em được tôn thêm dáng như các loại váy ôm hay quần bó sát.
- Kaki polyester: Là loại vải khá cứng và không bị thấm nước, được tạo nên chủ yếu từ chất liệu polyester. Được đánh giá là loại vải bền và ít nhăn.
II. Quy trình sản xuất vải kaki
1. Thu hoạch bông
Để sản xuất vải kaki, trước hết cần phải thu hoạch bông. Người nông dân sẽ hái quả bông và tách sợi bông ra khỏi quả.
Sợi bông sẽ đựo xếp thành từng kiện để đem đi kéo sợi.
2. Sơ chế sợi bông
Các sợi bông sẽ được làm sạch trước khi cho vào lò nấu bằng hơi và lọc đi lọc lại nhiều lần giúp các sợi bông được sạch hơn và hạn chế tối đa các bụi bẩn còn sót lại. Sợi bông sẽ được đánh rối và tạo thành các tấm phẳng đều.
3. Kéo sợi
Các sợi bông tiếp tục được kéo thô để tăng độ bền và dai cho sợi. Các sợi sau khi được hình thành sẽ bước vào giai đoạn hồ sợi dọc. Đây là giai đoạn mà các sợi bông sẽ được bọc hồ tinh bột và một số chất nhân tạo để giúp cho sợi vải tăng được độ bền và độ trơn bóng cho vải.
4. Dệt vải
Vải được dệt theo kiểu dệt vân chéo, các sợi dọc sẽ được kết hợp với các sợi ngang. Sau khi được dệt xong vải sẽ tiếp tục được nấu ở áp suất cao trong các chất phụ gia để loại bỏ lớp hồ còn sót lại. Cuối cùng vải kaki được làm bóng và nhuộm màu.
III. Ưu điểm và nhược điểm của vải kaki
1. Ưu điểm
- Độ bền cao: Vải kaki khá dày nên độ bền cùng được đánh giá rất cao. Nếu như biết cách bảo quản vải cũng có thể được sử dụng đến tận vài năm mà không có dấu hiệu hư hỏng. Nhờ vào đặc tính này mà vải thường được sử dụng để may áo khoác hay trang phục bảo hộ lao động.
- Độ thoáng khí cao: Với thành phần chủ yếu là sợi cotton, vải kaki rất thoáng khí, không gây bức bí hay khó chịu cho người sử dụng. Ngoài ra vải còn rất dễ thấm hút mồ hôi nên người mặc sẽ không có cảm giác bị bết dính khi gặp phải trời có nhiệt độ quá cao.
- Ít nhăn: Vải kaki được đánh giá là rất ít nhăn nên tăng được độ thẩm mỹ cho các loại Đồ khi sử dụng và cũng như không làm mất thời gian khi phải làm thẳng các sản phẩm trước khi sử dụng.
- Khó phai màu: Vải kaki rất ít khó phai màu nên qua một quá trình sử dụng lâu dài vải vẫn còn đang rất tươi mới, giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí.
- Giá cả phải chăng: Mặc dù được làm từ nguyên liệu tự nhiên là chủ yếu nhưng vải kaki dường như có giá cả không quá cao, rất tiện dụng cho nhiều lứa tuổi và đặc biệt là sinh viên, có thể sử dụng các loại Đồ từ vải kaki mà không hề đắn đó.
- Thân thiện với làn da: Vải kaki tuy hơi nặng và dày, tuy nhiên bề mặt vải không hề gây ra sự khó chịu cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những làn da nhạy cảm cũng có thể yên tâm khi sử dụng loại vải này.
2. Nhược điểm
Vải kaki không thiết kế được các kiểu Đồ mềm mại, quyến rũ. Tất cả các sản phẩm được làm từ vải kaki hơi thô và cứng, không sử dụng thích hợp cho những bạn gái có tính cách quá nhẹ nhàng hay dịu dàng. Đa phần vải kaki được nam giới sử dụng nhiều hơn, nữ giới chỉ sử dụng một phần ít.
IV. Ứng dụng vải kaki trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Với các đặc tính vốn có của vải kaki, vải được sử dụng khá nhiều để may các loại quần tây, các loại balo, trang phục bảo hộ lao động, các loại vest, đồng phục học sinh…Bên cạnh đó vải kaki thun còn được sử dụng để may các loại váy, đặc biệt chân váy công sở.
Vải kaki không giới hạn về độ tuổi nên ai cũng có thể sử dụng chất liệu này mà không sợ bị trẻ hay bị già so với số tuổi của mình.
2. Một số loại Đồ phổ biến sử dụng vải kaki
a. Quần jogger
b. Quần Âu
c. Quần Short
d. Áo khoác
e. Áo sơ mi
Đăng bởi .
BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay
ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh