Tìm Hiểu Về 13 Loại Búp Bê Truyền Thống Của Nhật Bản

Văn hoá của Nhật Bản vô cùng đa dạng.

Tìm hiểu về các loại búp bê truyền thống của Nhật Bản trong bài viết ngày hôm nay bạn nhé!

1. Búp bê Hina

Không chỉ là búp bê đại diện cho các bé gái, Hina còn là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Vì thế mà một bộ búp bê Hina đầy đủ phải có ít nhất 15 con trong Đồ truyền thống, thể hiện đủ tính cách. 
Bộ búp bê Hina được người Nhật bày trên một tấm thảm màu đỏ thắm, được xếp thành những tầng bậc cụ thể một cách trật tự. Ở tầng cao nhất có hai búp bê vua và hoàng hậu mặc Đồ lộng lẫy. Phía sau hai búp bê bày những tấm bình phong bằng giấy vàng, còn bên cạnh có những chiếc đèn lồng đứng vẽ hoa anh đào nở, gọi là bonbori. Ở tầng thứ hai, người Nhật bày 3 búp bê cung nữ. Có hai người ở tư thế đứng, người còn lại thì ngồi. Nhiệm vụ của 3 cô búp bê này là rót rượu sake cho nhà vua và hoàng hậu. Tầng thứ ba có 5 nam nhạc công. Họ cầm trong tay những nhạc cụ khác nhau như trống và sáo. Một búp bê nam cầm quạt chính là ca sĩ của bữa tiệc cung đình. Tại tầng thứ tư, người Nhật bày hai búp bê đại thần, một người già và một người trẻ. Họ thường mang cung tên trong tay. Còn ở tầng thứ năm, có 3 búp bê samurai làm nhiệm vụ bảo vệ vua và hoàng hậu. Các tầng sáu và bảy được bày biện nhiều loại trang phục dùng khác nhau, thể hiện sự sang trọng ở hoàng cung.

Hina Matsuri - Lễ hội búp bê độc đáo ở Nhật Bản | SONGHANTOURIST

Búp bê Hina truyền thống có thân hình chóp tinh xảo với nhiều lớp vải bọc cầu kì quanh một khối hình làm bằng rơm hay gỗ. Vào ngày Hội búp bê hay Ngày lễ các bé gái Hin matsuri, ngày 3/3 hàng năm, Hina sẽ được các gia đình có bé gái ở Nhật sử dụng để trang trí.

2. Búp bê Daruma

Tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và ước mơ, Daruma là một trong số búp bê nổi tiếng nhất của Nhật, xuất hiện cách đây 200 năm. Đây là một trong những món quà nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa mà người Nhật thường hay tặng nhau trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật. Những chú lật đật thể hiện tinh thần kiên cường, không gục ngã của người Nhật và tạo động lực thực hiện mục tiêu cho người chủ sở hữu mình. Tuy nhiên nói như vậy vẫn chưa hết về Daruma đâu nhé!

Búp bê Daruma Nhật Bản và những tục lệ truyền thống - FOCUS ASIA TRAVEL

Một trong những đặc trưng được ưa chuộng nhất của Daruma là cái hình thể khiến nó có thể bật dậy ngay sau khi bị ngã, điều đó có ý nghĩa rằng ngay cả khi chúng ta sa cơ thất thế, chúng ta vẫn có thể vươn lên.
Daruma thường không có mắt. Người Nhật khi mua nó về sẽ vẽ một con mắt vào Daruma khi họ ước điều gì đó (chẳng hạn như thi cử đỗ đạt, đắc cử chức vụ hay làm ăn phát tài), con mắt kia chỉ được vẽ vào khi điều ước của họ đã trở thành sự thật.

3. Búp Bê Musha

Đây là loại búp bê đã cực kì phổ biến từ thế kỉ 17. Búp bê Musha đại diện cho một nhân vật nào đó trong lịch sử như các vị hoàng đế từng cầm quân ra trận, những vị tướng lĩnh nổi tiếng trong lịch sử, những nhân vật truyền thuyết bảo vệ cho người dân Nhật Bản.

Musha là một dạng búp bê chiến binh được làm với cùng chất liệu với búp bê Hina, nhưng chế tác cầu kỳ hơn vì búp bê này thường được khắc họa trong các tư thế sinh động như nếu ngồi phải có ghế, đứng hay đang cưỡi ngựa phải kèm theo áo giáp, mũ đội đầu và vũ khí, những thứ này được làm bằng giấy quét sơn mài hoặc đúc kim loại.

4. Búp bê Teru teru bozu

Teru teru bozu là búp bê thủ công làm từ giấy trắng hoặc vải bông. Nó được xem như một loại bùa có khả năng mang lại thời tiết tốt và làm cho trời mưa tạnh. Vì thế người ta treo nó trên cửa sổ với mong muốn thời tiết thuận hòa và tránh được mưa bão. Trẻ em Nhật Bản thường treo nó lên để cầu nguyện thời tiết tốt cho hôm sau. Nếu treo ngược xuống (đầu hướng xuống đất) thì nó có nghĩa là cầu mưa.

5. Búp bê Gogatsu

Ngoài búp bê dành cho các bé gái, người Nhật còn sáng tạo ra những búp bê dành cho bé trai mang tên Gogatsu. Chúng được bày trí trên bàn thờ vào ngày Tết Bé trai (5/5 hàng năm) với ý nghĩa cầu chúc các bé mau lớn, khoẻ mạnh. Búp bê của bé trai có hình dáng của lực sĩ hoặc chiến binh dũng mãnh.

6. Búp bê Gosho

Đây là biểu tượng của những em bé mũm mĩm, đáng yêu ở dạng đơn giản, thường là các em bé ở trần. Búp bê được chạm trổ từ gỗ cây liễu và được trang trí với những mảnh Đồ nhỏ.

Bên cạnh những món quà trang trọng, người Nhật hay tặng nhau búp bê Gosho bởi từ Gosho còn có nghĩa là “hoàng cung” hay “cung điện” với ý nghĩa sang trọng, sa hoa.

7. Búp bê Kimekomi

Búp bê gỗ Kimekomi là hình ảnh của những thiếu nữ Nhật thời xưa, dịu dàng, e ấp trong bộ kimono truyền thống và vẻ đẹp cổ điển với mái tóc đen huyền, khuôn mặt tròn, bầu bĩnh (theo người Nhật, khuôn mặt tròn là khuôn mặt phúc hậu).
Loại búp bê này được chạm trổ từ gỗ cây liễu và được trang trí với những mảnh Đồ nhỏ, Kimekomi truyền thống cũng được làm từ những mẫu gỗ đẽo gọt, chạm trổ. Trên thân búp bê, người thợ sẽ rạch những đường xẻ rãnh để mép vải quần áo của búp bê có thể giấu vào đó.

Ngày nay búp bê này là một sản phẩm mỹ nghệ phổ biến với những chiếc đầu búp bê với nhiều kiểu tóc đa dạng khác nhau có thể được mua tách rời để về ghép với thân búp bê.

8. Búp bê Kokeshi

Đây là búp bê được làm từ gỗ và đa số các búp bê Kokeshi không có tay lẫn chân, chỉ có một cái đầu lớn và cơ thể hình trụ và mang hình dạng cô gái nhỏ. Ra đời cách đây 150 năm bởi người dân ở phía bắc đảo Honshu, Kokeshi vốn là trang phục chơi cho con em nhà nông. Tuy nhiên, đến nay Kokeshi đã trở thành món hàng mỹ nghệ nổi tiếng bậc nhất tại Nhật, nó thường được khách du lịch chọn mua làm trang phục lưu niệm mỗi khi tới đất nước mặt trời mọc này.

9. Búp bê Karakuri

Búp bê Karakuri là dạng nửa búp bê, nửa người máy. Nước Nhật Bản vào khoảng chừng thế kỉ 18 đã từng bị “khuấy động” bởi phát minh vô cùng kì lạ này. Những con người máy tự động Karakuri là một đại diện tiêu biểu của sự sáng tạo nghệ thuật dung hòa giữa mỹ thuật và máy móc thông qua sự hoạt động, lắp ráp chính xác, chỉnh chu của các cơ quan bên trong gồm dây cót, bánh răng.

Theo như truyền thống, búp bê Karakuri được làm từ gỗ và có ba loại búp bê mà du khách có thể tìm thấy là búp bê Karakuri phòng trà, búp bê Karakuri lễ hội và búp bê Karakuri sân khấu. Những búp bê Karakuri có thể làm đủ thứ chuyện, như dâng trà, nhảy múa và thôi miên (dĩ nhiên, sẽ không nhiều lắm)

10. Búp bê Bunraku

Loại búp bê này có nguồn gốc từ Osaka từ những năm 1680, dùng trong sân khấu kịch nghệ hiện đại. Búp bê được đẽo gọt tinh vi, cẩn thận từ gỗ và sơn bằng tay và vì thiết kế cực kì công phu, phức tạp, tay chân và đầu búp bê phải do nghệ nhân giàu kinh nghiệm đảm nhận. Chính vì thế, rối Bunraku sẽ có một màn biến hóa, chuyển đổi từ mặt người sang mặt quỉ chỉ trong một vở kịch vô cùng ngạc nhiên. Những người điều khiển rối sẽ chịu trách nhiệm khâu thiết kế, tạo thân rối và Đồ – một sự kết hợp hài hòa giúp những con rối thêm sức sống hơn.

iDesign | Bunraku - nghệ thuật kịch rối truyền thống Nhật Bản

11. Búp bê Okiagari Koboshi

Là loại búp bê béo tròn được làm từ giấy bồi, có từ thế kỉ 14. Nó là vật mang lại may mắn, là biểu tượng của sự kiên trì bền gắn và khả năng hồi phục.

12. Búp bê Shikishi Ningyo

Búp bê này làm từ các tấm bìa màu, trông nó giống với búp bê kẹp sách nhưng được gấp rất cầu kỳ và khá dày. Đây là loại búp bê được lai giữa búp bê Anesama Ningyo (loại búp bê được chế tác cầu kỳ với tóc giả, Đồ bằng giấy bản, nhưng không được vẽ mặt) và búp bê Shiori Ningyo (loại búp bê nhỏ, mỏng, dẹt, để làm thanh đánh dấu trang sách).

Cách làm búp bê giấy Nhật Bản bày nhà Tết Nguyên Đán - Tin giải trí khoa học

13. Búp bê Hakata

Cuối cùng là loại búp bê có giá thành mắc nhất và tinh xảo nhất đất nước Nhật Bản.
Biểu tượng của “thành phố rơi vào quên lãng” (thành phố Fukuoka ngày nay được sát nhập từ thành phố Fukuoka và Hakata vào năm 1889), búp bê Hakata là nhân vật chính trong lễ hội “Hakata Gion Yamasaka” vào tháng 7 hàng năm.
Loại búp bê làm từ sứ không tráng men này còn gọi là ningyo, ra đời từ khoảng thế kỷ 17 khi các daimyo (chúa đất) hỗ trợ cho những thợ thủ công địa phương. Việc đầu tiên là phải khắc nên hình dáng của nhân vật từ đất, sử dụng dao và bay. Phần bên trong được làm rỗng để con búp bê nhẹ hơn. Phần khắc thô này sẽ được phơi 10 ngày sau đó nung khoảng 8 tiếng ở nhiệt độ 900 độ C. Cuối cùng, những màu sắc làm từ nguyên liệu thực vật được sử dụng để tô lên bức tượng.

10 Loại búp bê truyền thống Nhật Bản - Du lịch Nhật Bản A-Z

Những con búp bê Hakata nổi tiếng với vẻ thanh lịch, chau chuốt từng công đoạn. Một số con được sản xuất đại trà nhưng nhiều con khác chỉ làm đơn chiếc và rất độc. Hầu hết búp bê đều lấy cảm hứng từ một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Chủ đề yêu thích của các nghệ nhân là: bijin: các cô gái đẹp, diễn viên kịch kabuki, nhân vật kịch noh, nhân vật tôn giáo, sumo, samurai và trẻ con.
Búp bê và tượng búp bê từ lâu đã cực kì phổ biến ở Nhật Bản, dù nhiều người tin rằng, chúng không còn cạnh tranh nổi với hiện tượng anime và manga hiện đại. Đã nhiều thế kỉ đi qua cùng với sự sáng tạo và hoàn chỉnh hơn, những loại búp bê truyền thống Nhật Bản ngày càng đi sâu vào lòng người dân xứ sở hoa anh đào và trở thành những tác phẩm nghệ thuật đáng nhớ.
Ngày nay, những loại búp bê này trở thành một vật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Người Nhật thường tặng món quà này cho những người thân hay những đối tác làm ăn để thể hiện sự thân thiết và may mắn. 

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm