Thảm Kilim – Không Chỉ Là Một Di Sản Lâu Đời
Mặc dù đôi khi bạn có thể thấy Kilim xuất hiện trong bộ sưu tập “thảm phương Đông”, nhưng thực chất Kilim được thừa nhận là một chủng loại riêng biệt. Sự khác biệt lớn giữa một tấm thảm Kilim và một tấm thảm cỏ hay thảm len cừu là trong khi những kiểu thảm trên được làm bằng sợi tơ có màu sắc khác nhau bằng cách thắt nút những sợi dọc (warp) vào khung cửi sau đó nén vào những sợi tơ nằm ngang (weft), nhưng thiết kế Kilim được thực hiện bằng cách đan xen cùng lúc những sợi ngang mang màu khắc khác nhau dựa theo thiên nhiên vào các sợi dọc có sẵn trên khung cửi.
Kilims thường được dệt bằng kỹ thuật “slitweave” (tạm dịch: kỹ thuật dệt tạo khe hở). Các khe hở liên quan đến khoảng trống giữa hai khối màu. Trong cùng một khu vực màu sắc, để tạo nên hình khối, hoa văn thợ dệt sẽ dệt những sợi ngang vào những sợi dọc, đến sợi dọc cuối cùng, tức sợi biên của khu vực màu đó sẽ dệt ngược lại những sợi ngang.
Thợ dệt có nhiệm vụ xếp chặt sợi ngang vào với nhau sao cho che phủ được hoàn toàn những sợi dọc và họ thường sử dụng hoa văn đường chéo để tránh làm suy yếu cấu trúc của tấm thảm với những kẽ hở. Kilim được tạo ra với nhiều mẫu hoa văn in đậm, sắc nét, đây là điều mà mọi thợ dệt đều thích hơn là khi dệt những tấm vải trơn, họ có thể sáng tạo theo ý hoặc theo yêu cầu. Đó cũng là lý do tại sao Kilim được kết hợp chặt chẽ với thiết kế hình học mặc dù Kilim cũng có thể kết hợp khá tốt với họa tiết hoa cỏ.
Kilim chỉ có công dụng làm thảm trải sàn? Không, nó còn được sử dụng như một cái màn trướng, bọc của ghế dài, đi-văng hay là đôi khi bạn có thể thấy nó hiện diện thông qua những chiếc túi đeo của những cô nàng cá tính.
Làm thế nào để tạo nên được một tấm thảm Kilim?
Nó ra đời từ lâu trong điều kiện vật chất có giới hạn. Một máy dệt, một chiếc bàn chải len, con thoi (tùy chọn) và một con dao hoặc kéo là những công cụ đơn giản cần thiết và tất nhiên một thứ không thể thiếu là nguyên liệu chính để tạo nên Kilim- len. Bông, lụa và lông động vật (dê, lạc đà, hoặc ngựa) đôi khi cũng được sử dụng, chủ yếu là kết hợp với len. Sợi chỉ vàng hoặc bạc, trang phục hạt, và trang phục trang sức trang trí nhỏ khác là sự lựa chọn ưa thích của thợ dệt khi đưa vào thiết kế Kilim nhưng không thường xuyên.
Khung cửi
Hình minh họa sớm nhất được biết đến của một chiếc khung cửi xuất hiện trên một chiếc bát Ai Cập có niên đại 4000 năm trước Công nguyên, nhưng người ta tin rằng tuổi thọ của nó còn lâu đời hơn thế, có thể là vào thời kỳ sơ khai của văn minh loài người. Ngày nay, mặc dù khung dệt có nhiều thay đổi trong chủng loại, kích thước và độ phức tạp nhưng có lẽ vật liệu đơn giản tạo nên một cái khung cửi là gỗ và một vài bộ phận kim loại khác.
Các chức năng của khung cửi là căng các sợi dọc (warps) để các sợi ngang (wefts) có thể được dệt xen vào giữa tạo nên một tấm thảm Kilim. Tuỳ vào thói quen, phong tục và các trường hợp khác nhau để xác định các loại máy dệt được sử dụng. Những thợ dệt mà ngồi một chỗ sẽ sử dụng một khung cửi thẳng đứng được cố định, trong khi dân du mục, mục đích là có thể di chuyển được nên họ thường sử dụng một khung cửi ngang có phần cọc hướng xuống đất để giữ khung cửi ở yên một chỗ không bị xê dịch.
Lược chải len chỉ là một phiên bản lớn hơn và thô hơn của chiếc lược chải tóc quen thuộc. Nó được làm bằng gỗ, kim loại, xương, sừng, hoặc là pha trộn giữa những nguyên liệu này. Chức năng của nó là để nén, tức là “đánh xuống” những sợi ngang liền kề nhau để sao cho chặt hết mức có thể.
Con thoi, về cơ bản là một cây gậy với vết khía hình chữ V ở đầu. Khi sử dụng, sợi ngang cuối cùng sẽ được đặt trong vết khía và sau đó con thoi được chèn vào giữa các sợi dọc, nhưng người thợ dệt thường không thích dùng con thoi mà đan trực tiếp sợi ngang vào sợi dọc bằng tay.
Một con dao hoặc kéo được sử dụng để cắt và loại bỏ những sợi ngang và sợi dọc thừa.
Nguyên vật liệu
Len là nguyên liệu chính và thường được sử dụng để dệt nên một tấm thảm Kilim. Nhiều Kilim được làm hoàn toàn từ len, cả sợi dọc và sợi ngang, nhưng cũng có thể len là chất liệu sợi ngang chính kết hợp với sợi dọc từ bông, kiểu dệt này được sử dụng phổ biến hơn cả.
Lý do chọn len là nguyên liệu chính tạo nên Kilim là vì tính chất dẻo dai, bền, xử lý một cách dễ dàng khi quay hoặc dệt thoi, sẵn sàng đưa vào thuốc nhuộm và, quan trọng nhất, là nguồn cung cấp dồi dào trong khu vực dệt Kilim. Những nơi mà nuôi cừu, ví như lông của cừu merino, loại lông này đặc biệt nhờ chiều dài và độ sáng của nó phù hợp trong với những thiết kế Kilim.
Bông thường được dùng là sợi dọc vì độ bền cao và nguồn cung dồi dào. Ngoài ra, bởi vì nó vẫn giữ được nguyên dạng và độ trắng tự nhiên khi sử dụng, dễ dàng được tách thành sợi mỏng vì thế được đan xen trong những chỗ cần làm nổi bật trong tổng thể bằng len.
Lông động vật – dê, lạc đà hoặc ngựa- hiệu ứng tốt trong Kilim. Lông lạc đà rất bền, những nơi sẵn có thì đôi khi nó được sử dụng để tăng độ bền cho một tấm thảm Kilim len, trong khi đó đuôi hoặc bờm tóc của ngựa được một số người dân du mục sử dụng để trang trí tua rua xung quanh thảm. Lông dê thường được sử dụng để dệt lều du mục và thảm sàn nhờ độ bền. Tính chất của nó là xù hơn len, lông của dê angora là chất xúc tác tạo nên tính chất nhẹ và mềm mại khi trộn với len.
Lụa là một nguyên liệu sang trọng, và mặc dù thảm làm từ lụa hiện nay hiếm vẫn được sản xuất, đặc biệt là ở các huyện Kayseri của Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Của hồi môn của cô dâu làm từ lụa rất được trân trọng, được coi như một biểu tượng và bảo vệ như tài sản gia đình.
Hạt cườm, trang phục trang sức, và các trang phục trang trí khác có thể được coi là không liên quan đến một tấm thảm với thị trường trong nước phương Tây, nhưng nếu muốn thêm vào những thiết kế Kilim thì sẽ trông bắt mắt và độc đáo hơn, tùy thuộc vào mỗi vùng.
Ngôn ngữ của Kilim
Họa tiết có nguồn gốc từ những biểu tượng được sử dụng trong từng thời kỳ, nó nhằm để giao tiếp và truyền đạt ý tưởng. Theo thời gian, một trong số những dấu hiệu này lại mang ý nghĩa tưởng tượng, thần thoại vì thế được coi là những biểu tượng bí truyền. Trong bối cảnh ngày nay, việc sử dụng vào mục đích trang trí là không giới hạn. Do nguồn gốc bí ẩn nên người ta thường quan tâm đến ý nghĩa, cũng có thể là tâm linh của các biểu tượng này hơn là góc độ thẩm mỹ. Một số biểu tượng của Kilim:
Hands on Hips – Elibelinde (Tay hông)
Mặc dù thiết kế cơ bản là một phụ nữ cách điệu, mô hình này được gọi bằng nhiều tên khác nhau ở Anatolia. Một số trong số đó là Gelin Kiz, Cocuklu Kiz, Aman Kiz, Karadoseme, Seleser, Kahkullu Kiz, Cengel, Sarmal, Cakmakli, Eger Kasi, Turna Katari. Nó là biểu tượng của tình mẫu tử và khả năng sinh sản.
Ram’s Horn – Kocboynuzu (Sừng cừu)
Mô tip này được sử dụng như một biểu tượng của khả năng sinh sản, chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh và nam tính. Nó cũng được gọi là Boynuzlu Yanis, Boynuzlu, Koclu Yanis, Gozlu Koc Basi.
Fertility – Bereket (Sinh sản)
Hands On Hips và Ram’s Horn biểu thị người đàn ông và người phụ nữ. Họa tiết ‘elibelinde’ chỉ giống cái và ‘kocboynuzu’ chỉ giống đực. Còn ở mô tip này có những con mắt ở giữa thường được sử dụng như một biểu tượng tâm linh mang ý nghĩa bảo vệ gia đình khỏi đôi mắt quỷ.
Hair Band – Sacbagi (Dải tóc)
Phụ nữ Anatolia thể hiện nhiều cảm xúc của mình bằng phong cách tóc của họ. Những phụ nữ trẻ mới cưới để tóc tết và cuối mỗi bím tóc họ được thắt lại bằng nhiều sợi chỉ với các màu sắc khác nhau gọi là ‘Belik’ đồng thời nó cũng ám chỉ mong muốn kết hôn. Nếu người phụ nữ sử dụng chính tóc của mình vào dệt, cô đang cố gắng để thể hiện mong muốn bất tử của mình.
Running water- Su Yolu (Nước chảy)
Kể từ khi nó có một tầm quan trọng rất lớn đối với nhân loại, chủ đề nước được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm nghệ thuật. Tùy vào chất liệu sử dụng mà những mô hình này được biến tấu khác nhau. Khi chạm khắc trên đá, nó có một hình dạng góc cạnh, trong khi đó nó là đường cong hoặc hình tam giác trong dệt may.
Amulet, Evil Eye- Muska, Nazarlik (Mắt quỷ)
Người ta tin rằng một số người sở hữu đôi mắt khi nhìn vào người khác sẽ gây ra tổn thương, bất hạnh và thậm chí tử vong. Evil eyes là bùa hộ mệnh để chống lại những “cái nhìn của quỷ” do đó bảo vệ những người mang chúng. Họa tiết chuỗi hạt xanh, mù tạt dại, tỏi, vỏ sò, tiền xu cũ, chì, thủy ngân, mai rùa được sử dụng với mục đích này.
Snake – Yilan (Rắn)
Lịch sử nhân loại có liên quan chặt chẽ với rắn. Tất cả những câu chuyện về sự tồn tại bao gồm cả câu chuyện một con rắn mời Eva ăn trái cấm. Rắn đen là biểu tượng của hạnh phúc và khả năng sinh sản.
Dragon – Ejder (Rồng)
Rồng là một sinh vật thần thoại sở hữu bàn chân giống sư tử, có đuôi giống như một con rắn và có cánh. Người Thổ Nhĩ Kỳ cách điệu con rồng với một cái mỏ, cánh và chân của một con sư tử. Người ta tin rồng kiểm soát được không khí và nước. Cuộc chiến giữa rồng và phượng hoàng được tin là đem đến những cơn mưa của mùa xuân.
Bird – Kus (Chim)
Ở Anatolia không có mô típ nào mang nhiều ý nghĩa như mô típ này. Trong khi các loài chim như cú và quạ đem lại sự xui xẻo, thì chim bồ câu và sơn ca được sử dụng để tượng trưng cho may mắn. Chim là biểu tượng của hạnh phúc, niềm vui và tình yêu. Nó là linh hồn của người chết. Nó còn là khát khao và kỳ vọng vào đức tin. Nó tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh. Nó là biểu tượng của đế chế thành lập ở Anatolia.
Tree of Life – Hayat Agaci (Sự sống của cây)
Cây là biểu tượng chung cho tất cả các tôn giáo tin vào một vị thần duy nhất. Quả của nó được tin là mang lại sự bất tử. Loài người không thể ăn trái cây bất tử, chứng tỏ rằng họ đặt tất cả hy vọng của mình rằng sau khi chết sẽ được sống như một loài cây.
Đăng bởi .
BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay
ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh