Sa Tăng - Nhân Vật Bất Tử Đầy Bản Lĩnh Trong Tây Du Ký
Vệ sĩ của Ngọc Hoàng
Nhiều năm qua, trên các diễn đàn thảo luận về danh tác của Ngô Thừa Ân, có khá nhiều kiến giải lý thú về năng lực thật sự của Sa Tăng. Và trong số đó, nhiều ý kiến cho rằng Sa Tăng thực sự là người mạnh nhất trong bộ ngũ đi Tây Trúc thỉnh kinh. Quan điểm khẳng định Sa Tăng là nhân vật đệ nhất, vượt lên trên cả Tề Thiên Đại thánh – Tôn Ngộ Không, Thiên Bồng Nguyên soái – Trư Bát Giới, hay thậm chí là cả Đường Tam Tạng dựa trên một số cơ sở quan trọng.
Trước khi hạ phàm làm yêu, về thân thế, Sa Tăng vốn là Quyển Liêm Đại tướng trên Thiên Đình, là vị thần trông coi xe loan ở điện Linh Tiêu, nhưng thực chất lại là vệ sĩ số một của Ngọc Hoàng. Đương nhiên để làm vệ sĩ cho Ngọc Hoàng thì đòi hỏi Sa Tăng phải có bản lĩnh hơn người mới được lựa chọn. Năm xưa, chẳng qua vì vô ý làm vỡ chiếc chén lưu ly ở hội Bàn Đào mà bị đày xuống hạ giới.
Hãy nghe cách Sa Tăng giới thiệu về mình trước lần giao chiến thứ hai với Bát Giới dưới lòng sông Lưu Sa: “Ta không phải yêu ma quỷ quái, cũng không phải hạ tiện vô danh. Ngươi hãy nghe ta nói: Tu hành thần thánh chầu Hoàng Thượng/ Phong chức Quyện Liêm ban bửu trượng/ Làm bể lưu ly tưởng chết tươi/ Nhờ ơn Xích Cước xin đày bướng/ No thời xuống nước kiếm nơi nằm/ Ðói lại lên bờ tìm thịt hưởng/ Chín cái sọ người dấu tích đây/ Gặp mi ăn tái không chờ nướng”.
Như vậy, có thể thấy Sa Tăng trước khi làm vệ sĩ cho Ngọc Hoàng đã có một quãng thời gian dài tu hành đắc đạo trước đó. Tức cũng tương tự Tôn Ngộ Không tầm sư học đạo từ Bồ Đề Tổ Sư mà thành tài. Võ nghệ của Sa Tăng thì hồi 22 Tây Du Ký có đoạn thế này: “Bát Giới để gánh xuống, vác cào đập đùa. Con quái ấy giơ trượng báu ra đỡ, hai người đánh ẩu đả tại mé sông Lưu Sa, hai mươi hiệp không phân thắng bại”. Đấy là song đấu trên cạn, rồi tới khi giao chiến dưới nước với Bát Giới - vốn được coi là tay thiện nghệ đệ nhất đánh thủy thì cũng “hai người đánh đồng lực”. Tiếp đó “Ban đầu còn đánh dưới sông, Bát Giới dẫn lần lần lên mặt nước, đồng đứng trên ngọn sóng, đánh đặng hai giờ”.
Điều đáng nói, tác gia Ngô Thừa Ân tuyệt nhiên không hề có một đoạn viết nào miêu tả cảnh giao đấu đàng hoàng giữa Tôn Ngộ Không và Sa Tăng, trừ 3 chi tiết đánh lén của “anh khỉ”. Đầu tiên: “Hành Giả ôm Tam Tạng, ngồi coi Bát Giới đánh yêu, Hành Giả ngứa nghề... xông vào giơ thiết bảng đập đại, con quái ấy kinh hãi liền nhảy xuống sông”, rồi “Bát Giới trá bại, con quái ấy rượt theo.
Gần tới mé sông, Hành Giả nín không đặng, nhảy ra đập một cây thiết bảng. Con quái ấy không dám cự, liền lặn xuống sông” và cuối cùng “Hành Giả thấy con quái ấy khôn quá, không chịu lên bờ... Tính rồi nhảy lên không trung, bay xuống mà nắm đầu tóc. Con quái nghe tiếng gió gần mình, ngước mặt ngó lên thấy Hành Giả trên mây bay xuống. Con quái thất kinh hồn vía lặn tuốt xuống sông”.
Xét về bản lĩnh chiến đấu, Sa Tăng không thua kém gì Trư Bát Giới và chỉ thua Tôn Ngộ Không khi giao đấu trên cạn. Tôn Ngộ Không phải cầu cứu Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát phái Mộc Tra xuống thu phục Sa Ngộ Tĩnh, quy y làm trang phục đệ thứ ba của Đường Tăng.
Bí mật về chiếc vòng cổ đầu lâu
Trong Tây Du Ký, Sa Tăng là người trung hậu, chất phác, siêng năng và cần mẫn nhất trong 3 trang phục đệ của Đường Tăng. Thế nhưng, Sa Tăng lại là người có quá khứ đáng sợ nhất. Chuỗi hạt đầu lâu trên cổ mà Sa Tăng đeo tượng trưng những đời trước của Đường Tăng. Điều này thể hiện ở lời giải thích của Sa Tăng với Quan Âm Bồ Tát: “Con ở khúc sông này đã ăn thịt không biết bao nhiêu người. Trước đây, đã có mấy người đi lấy kinh qua đây, họ đều bị con ăn thịt tất.
Phàm đầu lâu của những người bị con ăn thịt, con vứt cả xuống sông Lưu Sa, chúng đều chìm nghỉm xuống đáy. Thứ nước này, đến chiếc lông ngỗng cũng không nổi được. Duy 9 chiếc sọ của những người lấy kinh này cứ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không sao chìm được. Con lấy làm lạ lắm, bèn xâu chúng lại thành một chuỗi, lúc rỗi rãi đem ra nghịch chơi...”.
Trong cuốn Thơ Thoại Đại Đường Tam Tạng Đi Thỉnh Kinh có từ trước khi Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký đã miêu tả nguyên hình của Sa hòa thượng là Thâm Sa Thần - người từng nói với Đường Tam Tạng trong lần đầu gặp gỡ: “Dưới sợi dây chuyền là những vị hòa thượng từng bị ta ăn thịt, ta xâu cái đầu lâu khô vào trong này”. Như vậy, 9 chiếc đầu lâu là 9 kiếp trước của Đường Tam Tạng nhưng đến lần thứ 10, với sự trợ giúp của Quan Âm Bồ Tát cùng 2 trang phục đệ Tôn Ngộ Không và Bát Giới thì Đường Tăng mới thu phục được Sa Tăng. Đây cũng nêu ra tại sao trong Tây Du Ký thường xuyên nhắc tới việc Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển sinh, đã tu hành 10 kiếp.
Được biết con sông “Lưu Sa tám trăm dặm, nước yếu sâu ba nghìn, lông ngỗng không nổi được, hoa lau cũng phải chìm”, tài phép như Tôn Ngộ Không hay Trư Bát Giới không thể cõng Tam Tạng qua sông được. Để giải thích điều này, trong Tây Du Ký viết rằng: “Cắp Thái Sơn nhẹ như hạt cải, dắt người phàm khó thoát bụi hồng”.
Đường Tăng dẫu sao vẫn là một người đang tu luyện, chưa thoát khỏi bề khổ trầm luân, thế nên một tấc, một bước cũng khó. Chỉ đến khi đã được thu phục, Sa Tăng tháo chuỗi đầu lâu trên cổ ra, kết hợp với chiếc hồ lô của Quan Âm Bồ Tát, lấy dây xâu thành hình chín cung tạo thành một con thuyền, bốn thầy trò đã vượt qua được Lưu Sa.
Kể rằng: “Sư phụ lúc ấy mới nhẹ nhàng chắc chắn vượt sông Lưu Sa, gió lặng sóng êm qua làn nước yếu. Con thuyền vút đi như tên, loáng cái mọi người đã đặt chân đến bờ bên kia, thoát khỏi sóng to, không dính nước bùn, chân tay khô ráo, thanh tịnh vô vi”. Chỉ khi hoàn thành sứ mệnh đưa Đường Tăng vượt qua Lưu Sa, 9 chiếc đầu lâu trên chuỗi hạt của Sa Tăng mới được “siêu thoát”, biến thành 9 vệt gió âm mà bay đi.
Điều này cũng nói lên, rằng 9 kiếp tu hành trước đây của Đường Tăng đã không uổng phí, giúp Tam Tạng hoàn tất chặng đường tu luyện ở kiếp thứ 10 này. Vẻ ngoài đáng sợ của Sa Tăng được cho là những dấu ấn còn lại do kiếp trước từng làm điều xấu, nhưng điều quan trọng hơn là sự hối cải và lương thiện vẫn đang nảy mầm trong trái tim của vị trang phục đệ thứ 3 của Đường Tăng.
Ít ai biết rằng, chính vì ăn thịt Đường Tăng trong suốt 9 kiếp mà Sa Tăng không chỉ trường sinh bất tử, công phu nội hàm cũng tăng lên đáng kể, khiến y trở thành yêu quái duy nhất được ăn thịt Đường Tăng.
Xét về vũ khí, vì làm hộ sĩ bảo vệ Ngọc Hoàng nên Sa Tăng được ban cho Hàng Yêu Bảo Trượng nặng tới 5.048 cân, vốn là một kỳ trân dị bảo trên Thiên giới. Cây bảo trượng này không chỉ được đúc từ những vật liệu quý mà nó cũng có thể biến to nhỏ, ngắn dài tùy ý, không hề thua kém “Gậy như ý” của Tôn Ngộ Không: “Nhành quế cung trăng thành khí giới/ Ðặt tên bửu trượng trừ yêu quái/ Ngươi Ngô Cang đốn rất cân phân/ Thợ Lỗ Ban làm không trễ nải/ Muốn nhỏ muốn to ý nhiệm mầu/ Biến dài biến vắn người kinh hãi”. Sau này chính cây trượng đó đã biến thành đòn gánh để Sa Tăng gánh hành lý trên đường đi thỉnh kinh.
Số phận bi thảm
Trong phim Tây Du Ký, Sa Tăng là trang phục đệ hiền lành, siêng năng, cần mẫn thì ở ngoài đời, diễn viên đóng vai Sa Tăng cũng là một người như vậy. Nói đến vai Sa Tăng, người xem nhớ ngay đến nam diễn viên Diêm Hoài Lễ. Người đàn ông hơn 50 tuổi năng nổ, tháo vát nhất trong đoàn phim. Ông lớn tuổi nhất trong số 4 thầy trò Đường Tăng nhưng lại lăn xả nhất.
Nhờ sự nỗ lực này, nhân vật Sa Tăng cần cù, chất phác và điềm đạm của Diêm Hoài Lễ đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Diêm Hoài Lễ còn được ca ngợi là Sa Tăng kinh điển nhất của màn ảnh Hoa ngữ. Sau này, dù có nhiều diễn viên khác hoá thân thành vị trang phục đệ hiền lành của Đường Tăng nhưng không ai vượt qua được cái bóng quá lớn của Diêm Hoài Lễ.
Diêm Hoài Lễ đã theo đoàn phim Tây Du Ký đi khắp nơi quay, trải qua 6 năm vất vả, đồng thời sắm vai rất nhiều nhân vật phụ trong phim, như Thái Thượng Lão Quân, Ngưu Ma Vương, Tây Hải Long Vương… Dù đóng nhiều nhân vật như vậy nhưng Diêm Hoài Lễ lại không nhận bất kỳ một đồng thù lao nào, ông tình nguyện đóng góp công sức của mình cho đoàn phim mà không cần được hồi đáp. Nghĩa cử cao đẹp của nam diễn viên khiến nhiều người cảm phục, xúc động.
Dù là vai chính nhưng nhân vật “Sa Tăng” vẫn chênh lệch rất nhiều so với 3 vai chính khác. Lời thoại của nhân vật không nhiều, chủ yếu là mấy câu như: “Đại sư huynh, sư phụ bị yêu quái bắt đi rồi”, “Đại sư huynh, sư phụ và nhị sư huynh đều bị yêu quái bắt đi rồi”... Cứ như vậy, Diêm Hoài Lễ không có nhiều cơ hội để thể hiện diễn xuất của mình.
Sau Tây Du Ký, Diêm Hoài Lễ còn góp mặt trong bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa với vai Trình Phổ. Tuy nhiên, vai diễn này có rất ít cảnh và chỉ có vài lời thoại ngắn ngủi. Mãi đến phim Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, Diêm Hoài Lễ mới có cơ hội chứng tỏ tài năng diễn xuất. Đáng tiếc là khi ấy Diêm Hoài Lễ tuổi cũng đã cao, lại đúng vào giai đoạn phim ảnh Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển, xuất hiện vô số diễn viên trẻ tài năng nên ông không có nhiều cơ hội toả sáng. Sự nghiệp không mấy thuận lợi, đời tư của Diêm Hoài Lễ còn thảm thương hơn rất nhiều. Diêm Hoài Lễ vốn là người chịu thương chịu khó, thích giúp đỡ người khác.
Ông thích làm từ thiện, chẳng hề tính toán chi li về tiền catse, thậm chí còn sẵn sàng chia sẻ thù lao của mình cho người khác. Thế nhưng, một người tốt bụng như vậy lại không gặp được nhiều may mắn. Năm 1993, có lần, đoàn phim Tây Du Ký đã phun một lượng lớn thuốc trừ sâu DDVP (loại thuộc trừ sâu cực kỳ độc hại) để đuổi muỗi. Trong khi mọi người đã rời đi vì mùi quá gắt, Diêm Hoài Lễ lại vì mắc bệnh viêm mũi mà chẳng hay biết gì, vẫn tiếp tục chăm chỉ công tác. Khi ấy, mọi người đều đang bận rộn nên cũng không ai để ý, cứ như vậy, Diêm Hoài Lễ đã sống trong bầu không khí độc hại suốt một đêm. Hít phải lượng thuốc trừ sâu quá liều, hơn nữa công việc đóng phim vất vả, ông đã bị mắc bệnh nghiêm trọng về phổi.
Điều này đã khiến cho cả đoàn phim vô cùng áy náy, cảm thấy họ đã hại Diêm Hoài Lễ mắc bệnh nan y. Năm 2009, Diêm Hoài Lễ đã ra đi vì nhiễm trùng phổi, hưởng thọ 73 tuổi. Trước khi Diêm Hoài Lễ qua đời, Ngộ Không Lục Tiểu Linh Đồng, Trư Bát Giới Mã Đức Hoa, Đường Tăng Trì Trọng Thụy đã tới bệnh viện thăm ông. Khi ấy, Lục Tiểu Linh Đồng đến sớm nhất, còn Mã Đức Hoa vì kẹt xe nên là người đến muộn nhất. Vợ Hoài Lễ khi ấy đã nói với chồng: “Anh ơi, đại sư huynh đến thăm anh này”.
“Tuy không nói được nhưng tôi thấy những giọt nước mắt chảy ra từ khóe mắt của Hoài Lễ” - Lục Tiểu Linh Đồng sau này nhớ lại. Lúc ấy, Diêm Hoài Lễ đã hấp hối nhưng vẫn cố chờ đến lúc nhìn thấy được “Nhị sư huynh” lần cuối mới yên tâm nhắm mắt xuôi tay.
Lục Tiểu Linh Đồng đã tiết lộ, trong đoàn phim, Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa thân nhau nhất, coi nhau như anh em ruột thịt, bởi lẽ hầu như cảnh quay nào họ cũng cùng nhau thực hiện. Khi ấy, kinh phí của đoàn phim thiếu thốn, thậm chí đến tiền cơm hộp cũng không chi trả nổi, Mã Đức Hoa và Diêm Hoài Lễ đã cùng nhau ăn chung một hộp cơm trong một khoảng thời gian. Trư Bát Giới Mã Đức Hoa cũng chia sẻ, trong Tây Du Ký, Diêm Hoài Lễ đã đóng vai hơn 20 nhân vật nhưng chẳng lấy một đồng tiền catse. Bởi lẽ, Sa Tăng có niềm đam mê mãnh liệt với con đường nghệ thuật, chỉ cần được đóng phim thì đóng vai gì cũng được.
Ngày Diêm Hoài Lễ qua đời trùng hợp cũng là ngày sinh nhật của Lục Tiểu Linh Đồng. Chính vì thế, “Ngộ Không” đã quyết định từ đó về sau không tổ chức sinh nhật nữa, để dành ngày này lại cho “sư đệ” của mình. Ngày ông qua đời, ngoài vợ con còn có Lục Tiểu Linh Đồng, Trì Trọng Thủy ở bên. Lục Tiểu Linh Đồng nhớ lại giây phút đó mà không khỏi xót xa: “Khi tôi đến, anh ấy đang được các bác sĩ cấp cứu và thở oxy, dường như không còn tỉnh táo nữa”. Nói về giai đoạn cuối đời của người bạn thân, Mã Đức Hoa ngậm ngùi: “Căn bệnh này khủng khiếp lắm, anh ấy không thể ngửi thấy gì, ăn vào cũng chẳng cảm nhận được mùi vị, mắt bị lòa, tai cũng không nghe thấy rõ. Khi ra đi anh ấy đau đớn vô cùng”.
Sau ống kính, Diêm Hoài Lễ là người đức độ, được đồng nghiệp và khán giả rất yêu mến. Chưa có ai có thể vượt được cái bóng của ông ở vai diễn Sa Tăng năm nào. Sự ra đi của Sa Tăng Diêm Hoài Lễ không chỉ khiến người thân, bạn bè, đồng nghiệp xót xa mà còn để lại sự trống vắng cho khán giả của màn ảnh nhỏ châu Á.
Có thể nói, trong Tây Du ký, Ngô Thừa Ân đã xây dựng 5 nhân vật chính trên con đường Tây Trúc thỉnh Kinh, như là đại diện cho 5 phần không thể thiếu của 1 con người. Tôn Ngộ Không là Tâm của con người, Đường Tăng là phần Thân xác, Trư Bát Giới là dục vọng, Sa Tăng là bản tính con người và ngựa Bạch Mã là đại diện cho ý chí.
Bản tính – Tính cách luôn là thứ khó nắm bắt nhất ở một con người. “Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”. Và chính bởi thế bao thế kỉ qua, người đời vẫn lầm tưởng về Sa Tăng, kẻ bất tử mang trong mình bản lĩnh phi thường nhưng lại che đậy tất cả bằng vẻ ngoài của kẻ bất tài, ba phải.
Box: Bộ phim “Tây Du Ký 1986” có thể nói là tượng đài vững chắc, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả. Tây Du Ký là tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc, được tái bản nhiều lần với nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, bản 1986 vẫn được đánh giá là thành công nhất. Những diễn viên thủ vai chính trong đó dường như cũng một bước thành sao, trở thành tên tuổi mà các đàn em sau này khó có thể vượt qua được.
Đăng bởi .
BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay
ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh