Quốc Phục Áo Dài Và Lịch Sử Áo Dài Qua Các Thời Kỳ

Áo dài là di sản văn hoá của Việt Nam. Và thay đổi qua các thời kỳ. Cùng nhìn lại Quốc phục áo dài và lịch sử áo dài qua các thời kỳ để xem áo dài có sự thay đổi như thế nào.

Lịch sử áo dài của các bà, các cô đã trải qua 3 thời kỳ khá rõ rệt:

  • Thời kỳ áo dài Trung Hoa: Áo trực lĩnh, áo đối khâm trách tụ và áo tứ thân chịu ảnh hưởng y phục Trung Hoa,
  • Thời kỳ áo dài ngũ thân thuần Việt do chúa Nguyễn Phúc Khoát sáng tạo đã thổi một làn gió mát vào văn hóa Việt.
  • Thời kỳ áo dài Huế nay mặc nhiên trở thành quốc phục cho cả người Việt quốc gia cũng như cộng sản.

Thời kỳ áo dài Trung Hoa

Đến đầu thế kỷ 15, thời nhà Trần, dân Việt vẫn măc y phục Tàu. Vua Dụ Tông nhà Trần sai Doãn Thuấn Thuần sang sứ nhà Minh đáp lễ. Vua nhà Minh đã khen phong tục, y phục của dân ta vẫn giữ nguyên văn minh Trung Hoa từ thời nhà Chu và nhà Tống, nhân đó ngự ban cho mấy câu thơ như sau:

An Nam tế hữu Trần
Phong tục bất Nguyên nhân
Y quan Chu chế độ
Lễ nhạc Tống quần thần
(An Nam có họ Trần
phong tục không theo Nguyên
áo mũ vẫn theo chế độ nhà Chu
lễ nhạc vẫn hệt như vua tôi nhà Tống)

Áo dài Trung Hoa thường được gọi tên theo kiểu cổ áo (lĩnh hay lãnh  領  nghĩa là cổ áo): Áo giao lĩnh cổ chéo, áo viên lĩnh cổ tròn, Áo trực lĩnh cổ thẳng. Áo dài Trung Hoa thông dụng ở Việt Nam là áo dài cổ thẳng trực lĩnh直領 (Trực 直 là thẳng. Lĩnh 領 là cổ áo). Có 3 dạng trực lĩnh thường gặp là :

– “Bù Long“補龍 (Bù/bổ nghĩa là góp vào; long là ngực) có 4 thân mặc chéo vạt, ôm ngực và bụng người mặc.  Bù long là áo để chúng ta tìm hiểu nguồn gốc áo tứ thân miền Bắc Việt Nam,

– “Tràng Vạt” tức áo giao lĩnh 交領, có 5 hoặc 6 thân và có vạt cả,

– « Áo cổ thìa » có 5 hoặc 6 thân, có vạt cả nhưng buộc gút giữa.

(1) Hoàng tử Tôn Thất Hiệp (1653-1675) con của chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, mặc áo Tràng Vạt hoặc áo cổ thìa
(2) Tranh thờ Thái Phó Nguyễn Quý Đức (1648-1720) mặc trực lĩnh Bù Long
(3) Chân dung Trịnh Đình Kiên (1715-1786) vẽ trên lụa tại Bảo  tàng mỹ thuật Việt Nam
(4) Chân dung Minh Nhẫn Nhụ nhân Bùi Thị Giác (1738-1805; Quỳnh Phụ – Thái Bình), lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Đồ bên ngoài khoác một áo cổ thìa màu đen, để lộ vai và lớp áo cổ thìa màu cam bên trong
(5) Áo giao lĩnh trên bức tượng phu nhân quận công Nguyễn Thế Mỹ tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
(6) Họa phẩm sĩ nữ trang phục thời Lê Trung Hưng thế kỷ 18

Áo trực lĩnh và áo tứ thân

Qua tài liệu lịch sử thì áo dài Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam trong thế kỷ thứ nhất bởi các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên.

  • Theo sử gia Lê Thành Khôi, vào đầu thế kỷ 1, Tích Quang thái thú Giao Chỉ bắt đầu giáo hóa dân Giao Chỉ về phong tục tập quán, y phục, dùng cày sắt, mở trường, lễ nghi cưới hỏi, pháp chế.
  • Trong thời kỳ Bắc Thuộc, Đào Duy Anh viết : «  Sách Sử Ký lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu ».

Qua các sử liệu trên, người Việt mặc áo theo người Tàu từ thế kỷ 1:

    • Người khá giả, quan quyền mặc áo giao lĩnh, viên lĩnh, trực lĩnh,
    • Người bình dân, lao động thì mặc kiểu áo có gốc áo trực lĩnh là áo ‘trách tụ trường bối» hay « đối khâm trách tụ » được phổ biến từ đời Hán.

Chúng ta đặc biệt chú ý đến áo « đối khâm trích tụ » là kiểu áo tứ thân cổ của trung Hoa có vạt áo đối nhau (đối khâm 對襟) và tay chẽn (trích tụ) có gốc là áo trực lĩnh. Theo nhà khảo cứu y phục Trịnh Bách, áo dài tứ thân thời cổ của Trung Hoa rất giống áo dài tứ thân ở Việt Nam, cả về hình dạng lẫn cách mặc.

Để kiểm nghiệm lại xem có phải áo tứ thân cũng xuất phát từ áo trực lĩnh như áo đối khâm trích tụ không, chúng ta thử:

  • Quan sát: các hình vẽ và các tượng thờ tại đền chùa đươc khoác áo cổ xưa tại bảo tàng viện,
  • Đi thăm các bảo tàng áo dài,
  • Đối chiếu, so sánh hai áo trực lĩnh và tứ thân qua hình ảnh.

Quan sát các hình vẽ

Chúng ta cùng quan sát đối chiếu một dạng áo trực lĩnh (cổ thẳng) là « Bù Long » (đối khâm) khá thông dụng ở miền Bắc và bên Trung Hoa đời Hán với áo tứ thân như hình ảnh dưới đây.

(1) Vạn quốc nhân vật đồ do người Nhật Bản khắc in năm 1645: Đàn bà Việt mặc áo cổ tròn, còn đàn ông mặc áo cổ chéo.
(2) Tranh thờ Thái Phó Nguyễn Quý Đức (1648-1720) mặc áo Bù Long (trực lĩnh)
(3) Áo tứ thân phủ tà
(4) Tranh vẽ người thời nhà Hậu Lê (Bảo tàng viện Việt Nam)

Đối chiếu áo trực lĩnh với áo tứ thân

Sau khi quan sát các hình ảnh trên, chúng ta nhận thấy ngay là trong quá khứ đã có tài liệu sử nói về cải biến áo trực lĩnh và giao lĩnh cổ tròn, chứng cớ là ngày nay áo tứ thân còn giữ lại nhiều dấu tích của áo trực lĩnh như liệt kê dưới đây :

  • Phối hợp dạng trực lĩnh không cổ và dạng giao lĩnh với hai vạt trước chéo nhau,
  • Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp,
  • Hai tà trước được may rời thả lỏng hoặc buộc vào nhau,
  • Có thắt lưng nhuộm màu buộc ngang hông và buông thả,
  • Khi mặc thì xỏ hai tay vào, không có khuy.

Với các lý lẽ đã nêu thì áo tứ thân Việt Nam có gốc từ sự cải biến áo trực lĩnh từ thế kỷ 1 đời nhà Hán.

Đến thế kỷ 19 thì áo dài Trung Hoa không còn dùng như thường phục nữa mà chỉ xử dụng làm quan phục, tế phục. Trong dân gian thì gọi là áo thụng. Trong triều thì gọi là “phổ phục” hay “bổ phục” để các quan mặc ra bên ngoài cùng khi có đại tế hay vào chầu vua. Khi mặc áo thì đính thêm  bố tử  ở ngực và lưng để rõ phẩm ngạch.

Áo dài tứ thân

Cánh áo dài phụ nữ cổ xưa duy nhất còn hiện diện cụ thể trước mắt chúng ta là áo tứ thân miền Bắc với hai kiểu phủ tà và thắt vạt.

Áo tứ thân phủ tà

Aó tứ thân phủ tà gồm bốn vạt nửa, một tà khoát ngoài, hai cổ áo để giao nhau, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy, thắt lưng nhuộm màu buông thả, hai vạt áo để mở. Ngày hội hè đình đám, thì mặc áo tứ thân vải the mỏng, nhiễu hay lụa, phủ bên ngoài yếm thắm hay bông đào, váy lụa, váy lĩnh, thắt lưng điều, xanh hoa lý để có thể giữ được và kết hợp giữa áo vạt ngắn với cạp quần hoặc váy đen …. Hai tà trước bụng thả xuống, phía lưng 2 mảnh liền với nhau (can tà).

Nếu muốn phô trương giàu sang thì thêm nhiều tà, nhiều màu chồng lên nhau gọi là « áo mớ ba mớ bảy» nên có câu tục ngữ : Nhiều tiền mua áo năm tà, ít tiền may viền hố bâuĐến khoảng thế kỷ 17-19, những phụ nữ thành thị đã biến tấu kiểu áo tứ thân thành  áo ngũ thân  để thể hiện đẳng cấp quyền quý và sang trọng của mình.

Áo tứ thân thắt vạt

Áo tứ thân dài từ cổ buông xuống dưới đầu gối chừng 20cm. Áo có hai vạt trước và sau. Vạt trước có 2 tà tách riêng nhau theo chiều dài, phần lưng áo gồm hai mảnh ghép lại, không có khuy cài, 2 tay áo để xỏ vào khi mặc buộc hai tà áo trước với nhau (áo buộc vạt) hoặc buộc vạt ra sau lưng. Bên trong mặc yếm cổ xây cho kín đáo.

Áo tứ thân thắt vạt là để lao động nên chỉ nhuộm màu nâu hay đen với váy nơm bằng vải sồi.

Phục trang gái Việt khắp gần xa
Từ áo tứ thân với bốn tà
Óng ả đen tuyền khăn mỏ quạ
Mỹ miều đỏ thắm yếm choàng qua
Vũ Tư Lê

Áo tứ thân cho lễ hội

Trước năm 1955, áo tứ thân đi cùng chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao là hình ảnh nên thơ trữ tình của miền Bắc xưa kia. Hình ảnh đó được giữ cho đến tận bây giờ ở những ‘liền chị’ quan họ vùng Kinh BắcTiếc thay, từ năm 1955, áo tứ thân của miền Bắc được thay thế bởi y phục « áo cộc quần đen » biểu tượng cho văn hóa xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, áo dài tứ thân chỉ còn giữ vai trò trình diễn trong dịp lễ hội truyền thống như hát Quan Họ.

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Thời kỳ áo dài ngũ thân thuần Việt

Phải nói ngay là áo dài ngũ thân cổ đứng là sáng tạo hoàn toàn Việt Nam, không  có kiểu áo này trong y phục Trung Quốc. Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành quy định nhằm định chế lại chế độ y quan trong triều chính, quy định lại chiếc áo dài của cả nam lẫn nữ nhằm phân biệt y phục giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vậy, cha đẻ chính thức của áo ngũ thân tức quốc phục áo dài hiện nay là Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (trị vì 1738-1765)

Lần đầu tiên trong lịch sử y phục, sắc chỉ của chúa Nguyễn Phúc Khoát định hình cơ bản cho chiếc áo dài ngũ thân Việt Nam như sau: « Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay rộng tiện khi làm việc thì được phép » ( Đai Nam Thực Lục) có nghĩa là phụ nữ bỏ váy mặc quần, áo thì cài khuy, bỏ thắt vạt.

Kiểu áo dài lập lĩnh ngũ thân hay áo ngũ thể cho đàn bà do chúa Nguyễn Phúc Khoát được định hình như sau :

– Áo dài cổ đứng cài khuy, che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có 2 thân nối sống (vị chi là 4) tương trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ 5 tượng trưng cho người mặc áo (gọi lầm áo ngũ thân).  

– Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm và khép kín nhờ 5 chiếc khuy (bằng vải tết lại) tượng trưng cho ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè).

Áo dài năm nút hở bâu,
Để xem người nghĩa làm dâu thế nào?

 Áo đen năm nút viền bâu,
Bạn về xứ bạn biết đâu mà tìm.

Mặc dầu trước Sắc chỉ qui định y phục của chúa Nguyễn được ghi lại bởi Cadière L., Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, vài người vì lý do thầm kín nào đó, thí dụ như Nguyễn Hữu Châu Phan tại Huế và Nguyễn Thị Chân Quỳnh tại Paris dựa vào lời nói của một vị quan Đàng Ngoài (chúa Trịnh) Lê Quý Đôn để phủ nhận sáng tạo áo dài của Chúa Võ Vương (Đàng Trong). Họ muốn “nói bóng gió” đó là y phục Tàu (chỉ vì không giống y phục Đàng Ngoài như Lê Quý Đôn nhận xét). Nếu muốn “nói bóng gió” kiểu áo dài ngũ thân cổ đứng là của Tàu vậy tại sao bên Trung Hoa không có kiểu áo ngũ thân cổ đứng? Nếu Trung Hoa không có kiểu áo này thì câu hỏi được đặt ra cho những người như ông Châu Phan và Nguyễn Thị Chân Quỳnh là nếu không phải chúa Võ Vương thì là ai sáng tạo ra áo dài ngũ thân?

(1) Công chúa Mỹ Lương (tức Bà Chúa Nhất), trưởng nữ của vua Dục Đức, chị cả vua Thành Thái, 1931
(2) Cô Nguyễn Thị Cẩm Hà, thường gọi là Mệ Bông, con của Công chúa Mỹ Lương, nổi tiếng đẹp
(3) Hai bà vợ của vua Thành Thái (1907)
(4) Cung nữ

Từ giữa thế kỷ XVIII, chiếc áo dài xứ Huế là sắc thái văn hóa cung đình Huế, làm mẫu mực cho áo dài trên toàn quốc và là nguồn gốc áo dài truyền thống hiện nay của Việt Nam trong các nghi lễ long trọng, trong các cuộc thi hoa hậu quốc tế…  Không khí  « văn hóa cung đình » luôn luôn biểu lộ trong cung cách “Người Huế” bao giờ cũng ăn mặc áo dài lịch sự khi tiếp khách trong nhà cũng như khi bước ra khỏi cửa hay buôn bán trên đường phố với hình ảnh các o bán bún, chè gánh…

(1) Đệ nhất Ân Phi Hồ Thị Chỉ, vợ vua Khải Định, nổi tiếng nhan sắc, thông minh, đàn hay,
(2) Áo dài Hà Nội 1884 (hình Hocquard)
(3)(4) Áo dài miền Nam Kỳ Lục Tỉnh (hình tem thư)

Các hình ảnh áo dài này của  văn hóa cung đình  đã biến mất sau năm 1975 trước Đồ của văn hóa vô sản. Nhưng  ngày nay, từ năm 1986,  truyền thống văn hóa cung đình được khôi phục với  hình ảnh chiếc áo dài phụ nữ yểu điệu thân thương xuất hiện lại trong cõi « sương khói mờ nhân ảnh »

Tóm lại, điều nên ghi nhớ là áo ngũ thân là một sáng tạo y phục thuần Việt của văn hóa cung đình Huế.

Diễn biến canh tân áo dài

Từ năm 1939, áo dài trải qua thời kỳ canh tân, cấm đoán rồi hồi sinh theo thế sự  thăng trầm của lịch sử.

Thời kỳ canh tân : 1939- 1975

Thời kỳ cấm đoán ở miền Bắc 1955- 1986 : Áo tứ thân cùng với áo dài nhường chỗ cho y phục cách mạng xã hội chủ nghĩa là áo cánh quần đen và quốc phục đại cán cho cán bộ.

Thời kỳ cấm đoán ở miền Nam 1975-1986 : Áo dài bị xếp vào ngăn kéo vì áo dài biểu tượng cho giai cấp tư sản.

Thời kỳ hồi sinh từ năm 1986 đến nay, áo dài đã bay ra khỏi ngăn kéo như muôn vàn cánh bướm để đón chào sự phục hồi văn hóa hóa cổ truyền của tổ tiên để lại.

 Canh tân lần thứ nhất

Từ ngày nhờ khổ vải nhập cảng rộng rãi với nhiều mầu sắc tươi sáng, áo dài Huế cũng như các nơi khác không còn phần nối giữa sống áo, kéo dài xuống cách mắt cá 20cm, trông mềm mại hẳn. Khởi đầu là năm 1917, nữ sinh Đồng Khánh mặc đồng phục quần trắng, áo dài tím.

Tiếp theo là  “Thời trang Nam Phương Hoàng hậu“ (áo dài Huế với khăn đóng hoàng hậu) làm Đồ cổ truyền dành cho các cô dâu trong đám cưới.

Canh tân lần thứ hai : Áo dài Lemur (1939 – 1943)

Nhờ sản xuất được khổ vải rộng chiều ngang hơn xưa, áo dài cổ truyền không phải nối vạt nên chỉ còn hai vạt trước sau. Sau đó vào năm 1930, họa sĩ Cát Tường (Lemur) cải cách chiếc áo ngũ thân thành áo có hai vạt trước sau mà thôi, vạt dài gần chấm đất, may ôm sát theo đường cong cơ thể, tay nối trên vai bồng, hàng khuy chạy dọc theo vai và sườn phải đầy khêu gợi, mặc đi đôi với quần dài trắng (trước đó chỉ đàn ông mặc quần trắng). Thân hình đàn bà được biểu lộ. Canh tân này được hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay ủng hộ.

Áo dài Lê Phổ (1934 – 1950)

Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ cải tiến Lemur, loại bỏ những đường nét quá tây phương để dung hòa với áo ngũ thân cũ, không nối vai, nối tay, không tay phồng cổ hở mà vẫn cổ kín vạt dài không viền tròn nhưng ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn. Canh tân lần thứ hai này vẫn giữ hình dang của áo dài năm thân cổ truyền, chỉ giản lược phần nối giữa sống áo để chỉ còn có ba thân và đã định hình cho áo dài hiện nay.

Canh tân lần thứ ba : Áo dài bà Nhu

Cuối năm 1958, áo dài của phu nhân ông cố vấn Ngô Đình Nhu là tiền thân của các tà áo dài hiện nay. Canh tân áo dài của bà Trần Lệ Xuân là :

  • Bỏ cổ đứng thay vào bằng cổ hở, cổ khoét
  • Họa tiết trang trí trên áo (cành trúc, hoa mai…) và từ đó đến nay trang trí trên tà áo nở rộ họa tiết đủ màu, đủ cảnh được vẽ trên áo dài cổ truyền.

Vào cuối thập niên 60, áo dài được thiết kế bởi :

  • Nhà may Dung ở Dakao đưa ra một kiểu may áo dài mới với cách ráp tay ‘raglan’ để hóa giải những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách áo. Với cách ráp tay này, áo ôm sít thân hình người mặc từ dưới nách đến eo và chiếc áo dài tăng thêm tính thẩm mỹ khi phô bày những đường cong của phụ nữ.
  • Nhà may Thanh Khánh ở Dakao sáng chế ra các mẫu hàng thêu hoa lá cành để may áo dài,
  • Tiệm Sài Gòn Souvenirs khu Thương xá Tax Sài Gòn lăng xê những mẫu hàng vừa vẽ vừa thêu trên lụa rất quý phái, lịch sự.

Trong thời kỳ này, cô dâu mặc quốc phục của « mệnh phụ » : áo dài màu khoác bên ngoai áo thụng rộng may theo kiểu áo mệnh phụ hoặc áo hoàng hậu nhà Nguyễn.

Từ những canh tân kế tiếp nhau mà trong cuộc thi hoa hậu hoàn vũ, áo dài « vũ khúc hạc » với cách thiết kế hai lớp áo theo kiểu dáng áo của Nam Phương Hoàng Hậu giúp hoa hậu Thùy Lâm lọt top 10 người đẹp trình diễn Đồ truyền thống đẹp nhất.

Về áo dài đàn ông thì cho đến nay vẫn theo mẫu mực áo dài ngũ thân của các vua nhà Nguyễn. Áo dài nam thì ít phổ biến, chỉ xuất hiện trong lễ hội truyền thống, tế lễ , đám cưới…

Vai trò lịch sử của tà áo

Áo dài cũng như cái váy xưa kia bị cuốn theo thăng trầm của lịch sử. Váy bị cấm thời nhà Minh xâm lăng nước ta (1414-1427) và thời vua Minh Mạng. Gần đây, nhiều người chắc còn nhớ thời kỳ thăng trầm của áo dài đánh dấu các biến cố văn hóa quan trọng trong lịch sử Việt Nam:

  • Áo dài vắng bóng trên hè phố, trong sân trường đánh dấu thời toàn trị của văn hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1947-1986) và tại miền Nam (1975-1986),
  • Từ năm 1986, áo dài hồi sinh tung bay trên khắp đất nước đánh dấu biến cố thất bại của cưỡng áp văn hóa vô sản.
  • Ngày nay, áo dài là một sáng tạo thuần Việtlàm biểu tượng cho thống nhất đất nước trên bình diện văn hóa.

Thời vắng bóng áo dài tại miền Bắc

Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài “Đời sống mới” trong đó vận động « người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới ». Cuộc vận động này đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là Đồ thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩ tuyến 17.

Áo dài theo thế sự thăng trầm tại miền Nam (1975-1986)

Sau 1975, văn hóa vô sản tràn vào miền Nam, áo dài của Sài Gòn bị mặc nhiên cấm đoán và đi theo bước chân di tản ra ngoại quốc. Còn quốc phục của cán bộ là áo kaki đại cán cổ cao, bốn túi mặc ngoài (kiểu áo Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông).

Thời hồi sinh

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1980, cộng sản phải « đổi mới » tức phải trở lại văn hóa cổ truyền, kinh tế tư bản, tư hữu nên từ năm 1986, áo dài Huế bị chôn kín trong đáy tủ đã vượt ra tung bay khắp nước như đàn bướm đón chào hồi sinh văn hóa cổ truyền năm xưa và làm chuẩn mực y phục cho nữ sinh, lễ hội, tại tiệm ăn và khách sạn sang trọng.

Thời kỳ văn hóa              Miền Bắc              Miền Nam
Thời văn hóa cổ truyền 1802-1955 : Áo tứ thân,

Áo dài Huế

1739-1955 : Áo dài Huế

1955-1975 : Áo dài canh tân

Thời văn hóa xã hội Chủ nghĩa 1955-1986 Quần đen, áo cánh thay cho áo dài 1975-1986 : Quần đen, áo cánh thay cho áo dài
Thời thất bại Văn hóa xã hội chủ nghĩa Từ năm 1986 đến nay : Áo dài là quốc phục Từ năm 1986 đến nay : Áo dài là quốc phục

 

Sự tái xuất hiện của áo dài là dấu hiệu thất bại của sự cưỡng bức đồng hóa dân Việt với văn hóa vô sản. Sự thất bại này rõ hơn nữa trên trường quốc tế là trong lễ công bố tuyên bố chung của Hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương APEC năm 2006 tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo quốc tế mặc áo dài truyền thống của thời Việt Nam Cộng Hòa như hình dưới đây. Lý do, quốc phục đại cán của văn hóa vô sản không mang màu sắc dân tộc.

Hàng trên từ trái qua: Tổng thống Mỹ George Bush, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont. Hàng dưới từ trái qua: Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Chile Michelle Bachelet. Ảnh: Reuters.

Ngày nay, với sự phát triển của văn hóa thành thị dựa trên công nghệ và sáng tạo không ngừng, vẻ đẹp của y phục Việt nhất là của phụ nữ, phụ thuộc vào kỹ thuật thiết kế, màu sắc, vải vóc… Ngày 10-9-1995, tại cuộc thi hoa hậu quốc tế ở Tokyo. Hoa hậu Việt Nam Trương Quỳnh Mai chiếm giải thưởng quốc phục đẹp nhất (Best national costume). Hoa hậu Việt Nam mặc áo dài gấm xanh, hoa bạc, quần trắng, đội khăn đóng…

Trong dịp hội nghị quốc tế Hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương APEC năm 2017, cộng sản đã xử dụng y phục cổ truyền như áo yếm, váy (cho nữ tiếp viên bữa tiệc) và áo dài thí dụ ngày 10/11/2017, một nữ tỵ nạn cộng sản (Jennifer Phạm) mặc áo dài vẽ hoa sen được chính phủ cộng sản mời về Đà Nẵng làm MC cho bữa tiệc và biểu diễn văn nghệ. Năm 2018, cô Ngọc Trân khoác kiểu áo dài của bà cố vấn Ngô Đình Nhu trình diễn y phục cổ truyền tại Seoul Fashion Week ở Hàn Quốc.

(1) Cô Ngọc Trân tại Seoul Fashion Week năm 2018
(2) Bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu
(3) Nữ tỵ nạn cộng sản (Jennifer Phạm) làm MC cho APEC tại Đà Nẵng 2017

Ngày nay thì áo dài của thời Việt Nam Cộng Hòa xuất phát từ  văn hóa cung đình Huế lan tràn ra ngoài ranh giới quốc gia và nay là biểu tượng cho bản sắc văn hóa chung cho Việt Nam.

Hơi thở văn hóa trong tà áo

Áo dài tạo nên một sắc thái văn hóa trong y phục của dân Việt được diễn tả qua thi nhạc, ca dao, tục ngữ, hội họa, nhiếp ảnh…. Phải nói áo dài duyên dáng thướt tha, cái yếm hở lườn khêu gợi, cái váy ấp ủ bí mật, tà áo trắng và tím đã truyền vào thi nhân một năng lực mộng mơ dạt dào vô biên cứ mải miết thay nhau dệt mộng cho quốc phục áo dài.

Đây, lời ca tụng áo dài trong bài thơ « Chiếc áo dài Việt Nam » của Đinh Vũ Ngọc:

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha,
Non sông gấm vóc mở đôi tà.
Tà bên Đông hải lung linh sóng,
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa.
Vạt rộng Nam Phần trao cánh gió,
Vòng eoTrung Việt thắt lưng ngà.
Nhịp tim Hà Nội nhô lồng ngực,
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Thơ Đinh Vũ Ngọc

Về màu áo, trữ tình và nên thơ nhất là “áo trắng đơn sơ” nhẹ nhàng như gió thoảng, mây bay trên thân thể người con gái. Qua tà áo trắng, thi sĩ nhìn thấy gió, thấy tiên nữ lùa gió biếc, thấy tà áo gói gió, gói mây rồi “thổi lại phòng anh cả núi non”.

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến mắt như lòng.
Thơ Huy Cận

 Em xinh xinh quá dáng mảnh mai,
Áo dài tha thướt quá tuyệt vời.
Nhìn em nhớ một thời áo trắng,
Nón lá nghiêng che tóc dài bay.
Thơ Nguyễn Thị Quí

 Có phải em mang trên áo bay,
Hai phần gió thổi một phần mây.
Hay là em gói mây trong áo,
Rồi thở cho làn áo trắng bay.
Nguyên Sa

Tà áo trắng xoè như đôi cánh lượn
trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh.
                                                      Luân Hoán

Em như tiên nữ khối mười hai,
Dấu cả trời thơ trong áo dài.

Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

Tung bay tà áo buông lơi
Như làn mây tím của trời lang thang
Làm anh xao xuyến ngỡ ngàng
Hồn siêu phách lạc mơ màng cõi yêu.
Nguyễn Thị Quý

Biển dâu sực tỉnh giang hà,
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh.
Bùi Giáng

Cô gái Huế yêu thơ và nhạc lễ,
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay.
Bích Lan nữ sĩ

Mềm mại, dịu dàng vương cánh áo,
Mảnh mai, duyên dáng đậu bờ vai.
Chợt nghĩ áo dài nên thơ ấy,
Có còn ôm ấp những thơ ngây?
Thơ Hoàng Sa

Trong thế giới âm nhạc, tà áo dài cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ như các tác phẩm Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng), Tà áo cưới (Hoàng Thi Thơ), Tà áo tím (Hoàng Nguyên), Tà áo em bay (Nguyễn Dũng) v.v.

Màu tím màu của thủy chung
Em đang duyên dáng cùng tà áo xinh
Nhìn em dáng đẹp lung linh
Áo dài nón lá đẹp xinh tuyệt vời.
Phan Thị Thoa

Trong bài ca « Một thoáng quê hương » của Từ Huy: Tà áo em bay…bay,bay, bay, bay… trong gió nhẹ nhàng dù ở đâu, Paris, Luân Đôn…thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó…em ơi…

Trong bài ca « Áo dài ơi » của Sĩ Luân:

Áo dài vui, áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi,
Áo dài nói, áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người.

Trong bài « Ngàn thu áo tím » của Hoàng Trọng:

Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím,
Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím.

Trong bài « Cô gái Việt Nam » của Huỳnh Nhật Tân:

Em như đóa hoa xinh trong tà áo dài Việt Nam,
Em yêu quí quê hương, yêu tà áo dài Việt Nam…

Nhiều bạn ngoại quốc  của nhà văn Bửu Ý từng ngưỡng mộ áo dài thốt lên: « Không đâu có loại Đồ nữ nào kín đến thế, cũng không có loại áo nào hở cho bằng, nhất là khi khoác trên mình những cô gái dịu hiền xứ Huế ». Bởi đủ dài tha thướt để hút ánh mắt người ta theo vóc dáng thanh tao như bay, như múa trên phố. Bởi đủ kín để người ta ước tìm chỗ hở, chỗ nhô. Bởi đủ nhẹ để người ta nhìn thấy gió, thấy sức nặng quyến rũ của ánh mắt trong sáng, nụ cười e ấp, cử chỉ duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ Việt.

Lạp Chúc Nguyễn Huy

[1]  Lê Thành Khôi, Histoire du Viet Nam des origines à 1858, Sudestasie, Paris, 1981, tr.91. Việc giáo hóa này được giúp sức bởi những người chạy loạn Vương Mãng

[2]  Ở Đàng Trong, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có đoạn:Trước năm 1744 khi chúa Nguyễn Phúc Khoát ra lệnh cải cách y phục thì người Việt tại Gia Định: “vẫn tuân theo tập tục cũ của Giao Chỉ, người dân xõa tóc đi chân đất, nam nữ đều dùng áo trực lĩnh ngắn tay, áo may khép lại hai bên nách, không có quần”.

Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có ghi chép về sự kiện triều đình chúa Trịnh quy định y phục cho vùng Thuận Hóa có đoạn : Đàn ông, đàn bà mặc áo trực lĩnh ngắn tay, ống tay áo rộng hẹp cho được tùy tiện. Áo thì từ hai bên nách trở xuống đều nên may khép lại (không xẻ tà), không được để mở, không được chiết eo.

Ở Đàng Ngoài áo trực lĩnh tiếp tục có mặt cho đến khi nhà Nguyễn dẹp nhà Tây Sơn, thống nhất sơn hà.

[3]  Giáo sĩ Cristoforo Borri mô tả áo mớ ba, mớ bảy đầu thế kỷ 17: “Họ mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân, còn những cái khác từng lớp và từng lớp khoác ở ngoài, ngắn dần và ngắn dần” (Relation de la Nouvelle Mission des Pères de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine”, Lille, 1631),

[4]  Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), húy là Hiểu, hiệu Vũ vương, là vị chúa Nguyễn thứ tám trị vì Đàng Trong từ năm 1738 đến 1765. Thời chúa trị vì, đất đai, điền thổ được mở mang, góp phần hoàn thành công cuộc Nam tiến của dân tộc. Thời chúa trị vì, có nhiều cải cách được ban hành như: Bộ máy hành chính chia làm 6 bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công, phủ đổi thành điện…

[5]  Áo dài năm thân có đến 5 tà: mỗi thân trước và sau đều có 2 tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo vì khổ vải ngày xưa hẹp; tà thứ 5 ở bên phải, trong thân trước. Tà áo được may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo, dài đến đầu gối. Gấu áo thường võng, vạt rộng đến 80cm

[6]  Áo ngũ thân thời nhà Nguyễn có hai loại: áo tấc, là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng, được mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ với cổ đứng cài cúc bên phải (của người mặc), tà áo chắp từ năm mảnh vải.; áo tay chẽn, thân áo cũng tương tự áo tấc nhưng may kiểu ống tay hẹp (bó chẽn)

[7] Dưới nửa vạt trước phía bên phải có thêm một vạt cụt (vạt chéo), có tác dụng như một cái yếm che ngực, không để lộ áo lót.   Vì có 5 tà nên còn gọi là áo “Ngũ thân”

[8]  Cadière L.  Le changement de costume sous Võ Vương ou une crise religieuse à Huế au XVIIIè siècle, Bulletin des Amis du Vieux Hué, tr. 417-424

[9]  Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn là vị quan của chúa Trịnh có ghi:

1) Ghi “trách tụ đoản y” tức “áo ngắn hẹp tay” chứ không phải áo dài!

2) “ Áo mão chế theo sách Tam Tài Trang Phục Hội (…) bắt con trai con gái hai xứ Thuận Hóa , Quảng Nam phải đổi cách ăn mặc, dùng áo quần như người Trung quốc, cốt tỏ cho thấy sự thay đổi hẳn lề lối ăn mặc của người xưa. Đàn bà con gái hai xứ phải mặc áo ngắn, chật ống tay như áo của đàn ông” (Phủ Biên Tạp Lục tr.241). Theo họ, tham khảo sách “Tam Tài Trang Phục Hội” của nhà Minh có nghĩa là áo ngũ thân của Trung Hoa,

3)  Nguyễn Thị Chân Quỳnh (Paris) có thể viết như thế này (!):” Tôi tin Lê Quý Đôn hơn vì không những ông là người đương thời, người trong cuộc, mà các chi tiết đưa ra có đầu có cuối : vì Chúa Nguyễn bắt dân ăn mặc theo Trung quốc (1744) nên hơn 30 năm sau (1776) khi Lê Quý Đôn vào trấn thủ Thuận hóa mới cải sửa bắt dân trở lại quốc phục”. Họ quên mất rằng tuy là người đương thời nhưng Lê Quý Đôn là quan của chúa Trịnh đối nghịch với chúa Nguyễn.

[10]  Người phụ nữ Huế mặc áo dài trắng cả trong khi làm lụng, bán rong trên hè phố, ra khỏi nhà vài ba bước…để  bày tỏ sự kính trọng người chung quanh. Vua Khải Định thường mặc áo dài khi ngồi đọc sách. Ngoại thành Huế, Hương Trà, Phú Vang sản xuất hàng vóc, sa, lĩnh gấm…Làng thêu danh tiếng như Sơn Điền, Dương Xuân.

[11]  Thời quân chủ, vợ quan lớn được gọi là mệnh phụ

[12]  Năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu đã ấn định quốc phục cho các viên chức hành chánh trong chính phủ: nếu buổi lẽ mang tính cách tôn giáo hay lịch sử thì lễ phục là áo dài

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm