Phân Loại Cấp Độ Nghiện Figure, Bạn Đang Ở Đâu Trên Thang Đo?
Thú chơi mô hình (Figure) không chỉ mạnh mẽ trong cộng đồng các bạn trẻ mê truyện tranh, phim hoạt hình mà còn lan tỏa sang nhiều người ngoại đạo. Chơi Figure đúng nghĩa thì phải nói là cực kỳ tốn kém, nhưng đồng thời cũng là một hành trình chìm đắm trong đam mê. Sau đây là những chặng đường mà hầu như người nghiện Figure nào cũng từng (hoặc sắp) trải qua.
CẤP ĐỘ 1: SẮP NGHIỆN
“Sao có mấy cái mô hình bé tí ti bằng vài ngón tay mà đắt thế, tới vài trăm ngàn?”. Nếu bạn đang thắc mắc như vậy thì một là chưa có điều kiện chơi Figure, hai là chưa từng trải nghiệm thú vui ảo diệu này, ba là chưa từng biết tới Figure.
Bạn có từng chơi thú nhồi bông cỡ bé, có từng chơi Lego, có từng xúm xít với tụi nhỏ hàng xóm coi tụi nó nâng niu từng con hatchimals, rồi lúc bé cũng đã chơi ráp máy bay, ráp búp bê các thứ. Rồi giờ đi làm, thi thoảng nghe mấy đứa làm chung kháo nhau về một thứ gọi là “Figure, mô hình” này nọ.
Ban đầu chỉ là mua để trên bàn cho vui
Bạn bắt đầu tò mò, thấy mấy cái mô hình nho nhỏ bày trên bàn thằng đồng nghiệp trông cũng hay hay. Và tới một ngày, bạn muốn có thử một con “để bàn cho dzui”. Kể từ giây phút bạn chính thức phải lòng và muốn thử Figure đó, dù bất cứ lý do gì, là một khoảng cách rất mong manh. Rồi khi bạn bấm nút đặt hàng, lòng hơi vui nhẹ khi shipper gọi giao hàng, thì từ đây, cuộc đời bạn đã thay đổi.
Mô Hình Nendoroid Kamado Tanjirou 1510 Anime Demon Slayer Action
Mô Hình Nendoroid Naruto Uzumaki - Naruto Shippuden
Tận tay sờ vào một con mô hình, cảm nhận chất nhựa cao cấp mát lạnh của nó, rê tay lên từng đường vân tinh tế, xoay đi xoay lại nhìn ngắm hình dáng, màu sắc và biểu cảm trên gương mặt của nhân vật mô hình, bạn cảm thấy tim mình rung lên nhè nhẹ. Đã bắt đầu hiểu vì sao nó đáng tiền tới vậy. Chào mừng người anh em, bạn đã sắp nghiện Figure rồi đấy!
Ở giai đoạn chớm nở này thì thường anh em có xu hướng chọn mua những con Figure nhè nhẹ tiền, mô hình của một nhân vật game hay phim ảnh đang nổi bây giờ mà bản thân cũng thích, như siêu anh hùng chẳng hạn. Có nhiều màu sắc sặc sỡ và tạo dáng càng lạ càng thích. Thời là chiếu mới, mình cũng từng như vậy.
Cuộc chơi bắt đầu. Một ngày khi bạn nhận diện ra được Figure có hai nhóm Figure động và Figure tĩnh và đang có ý định thử một em động, thì có thể nói chắc luôn là bạn đang chuẩn bị bước vào cấp độ nghiện thứ hai.
CẤP ĐỘ 2: CHÍNH THỨC NGHIỆN
Khi bạn nhận ra mình cứ quen tay xoay ngang xoay dọc con Figure nho nhỏ đặt trên bàn, rồi thi thoảng còn không ngại chụp hình selfie với nó, rồi cầm trên tay tạo dáng đủ thứ chụp hình làm kỷ niệm. Hay khi có shipper giao một em Figure mới tới nhà thì lập tức post Story khoe cả dòng họ cùng biết. Nhưng như vậy vẫn chưa hết.
Mua Figure “trang trí bàn” được một thời gian, bạn tự nhiên thích ra vô các diễn đàn, trang web trong ngoài nước nói về Figure, bán Figure hay bàn về Figure, thấy lòng xôn xao mỗi khi có ai đó nhắc tới một con Figure mình đang mê nhưng chưa có được. Thì anh em đã chính thức bước vào vòng vây của cấp độ nghiện số 2.
Chơi Figure là cả một nghệ thuật chứ không phải chỉ qua đường cho vui. Nếu chỉ dừng lại ở việc lướt web, chọn một hoặc cả bộ Figure đẹp đẹp, lạ lạ, xung quanh chắc ít người có, rồi bỏ một đống tiền mua về để đó, bày trong tủ kính lộng lẫy, thì bạn cũng chỉ mới dừng ở level “người nhện” thôi. Muốn tiến tới tầm của “Superman” thì một người đam mê Figure thật sự sẽ dành rất nhiều công sức, thời gian cho việc tìm hiểu.
Lúc này bạn nhận thức rất rõ nhiều kiến thức nền của thú chơi Figure. Figure đắt rẻ không phải là vì tĩnh hay động. Chúng có giá khác nhau tùy vào chất liệu, công nghệ làm ra (đúc Resin hay đúc nhựa), kích thước, độ tinh xảo, khả năng tùy chỉnh độc đáo, thương hiệu hãng sản xuất, trang phục thật hay trang phục đúc lại, hàng sản xuất đại trà (mass) hay hàng giới hạn (limited edition)...
Mô Hình Hatake Kakashi Đệ Lục
Mô Hình Roronoa Zoro Tam Kiếm POP
Mô Hình Ace Hỏa Quyền Đấm Lửa Có Led One Piece
Giá của một con Figure vì vậy mà có khoảng dao động rất lớn. Vài chục, một trăm nghìn cũng có mà vài chục triệu đồng cũng có. Người mới chơi thường cũng không để ý lắm tới mấy chuyện thương hiệu, rồi hàng giới hạn này nọ đâu. Nhưng khi bạn thật sự đi sâu vào thế giới đầy đam mê này, thật sự dành thời gian tìm hiểu mọi kiến thức sâu rộng xung quanh thì bạn sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của những yếu tố trên.
CẤP ĐỘ 3: NGHIỆN NẶNG RỒI
Có những mẫu Figure cực kỳ hiếm, chỉ sản xuất một số lượng hạn chế tại một quốc gia nào đó (thường là Nhật) nhân một dịp đặc biệt của hãng, hoặc có khi còn hiếm hơn vì người ta chỉ lùng được khi tham gia chương trình xổ số hay rút thăm may mắn do công ty chính hãng tổ chức. Nếu một ngày tự nhiên phát hiện ra mình muốn có một con Figure thế này. Và rồi coi thông tin, săn đón đủ trò, nhờ bạn bên Nhật đi săn dùm, sẵn sàng bỏ tiền ship siêu tốc các thứ để có nó trong tay sớm nhất, an toàn nhất. Thì chúc mừng bạn đã tới với Cấp độ 3 của đường đua Figure: nghiện nặng.
Khi đã săn được một con Figure hàng độc cỡ phải rước từ nước mặt trời về, tối đó bạn sung sướng ôm nó đi ngủ, lòng thầm nghĩ “u là trời, cuối cùng mình đã có nó, vầy là đủ rồi”. Nhưng đó là bạn nghĩ, vào lúc đó thôi, sau này tương lai còn dài lắm. Còn tương lai thế nào thì còn tùy duyên.
Trước mắt thì có cơ hội ngắm nghía, cầm tận tay, đọc hàng lô review cảm nhận về con Figure độc mình đang có trong tay, bạn bắt đầu không ngại chia sẻ nhiều kinh nghiệm hơn cho các chú ong mới vào “ngành”. Qua đó bạn cũng bắt đầu có nhiều thông tin hơn về nguồn lùng các Figure độc lạ cỡ này trở lên. Cảm nhận thị giác, cảm giác và gu chơi Figure cũng tăng lên đáng kể, có thể nói là đã một trời một vực với những ngày đầu. Giờ thì chỉ cần nhìn săm soi một chút bạn đã nhận diện hết các đặc tính ưu nhược của một mẫu mô hình. Bạn dần có khả năng tự nhận thức, chia sẻ kiến thức đã khá rộng của mình cho người khác.
Và bắt đầu “dở chứng” muốn tìm tới một vài mẫu Figure hàng độc hơn nữa để coi thử cái mình đang nghĩ trong đầu nó có đúng không. Cấp độ 3 coi như có thể tạm dừng ở đây và có tấn tới nữa thì bạn đã bước sang giai đoạn đỉnh của nghiện rồi đấy.
GIAI ĐOẠN 4: NGHIỆN HẾT ĐƯỜNG BINH: KHÔNG HÀI LÒNG VỚI NHỮNG GÌ CÓ SẴN
Mình tạm chia cấp độ nghiện hết chỗ nói này thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 4 #1: Táy máy tay chân mod đủ đường
Nghiện là “dở” rồi, mà nghiện theo kiểu này thì còn “dở” hơn. Thú chơi Figure của bạn giờ không chỉ còn dừng lại ở việc sưu tầm hàng đẹp, hàng hiếm nữa. Mà giờ bạn còn muốn tự tay mình độ lại Figure đang có trong tay luôn cho vui.
Giới khoa học vẫn thường gọi là “táy máy”.
Nó đến từ suy nghĩ rất “thuần khiết” của dân chơi nghiện nặng: dòm tụi con Figure đang nằm trong tủ kia một thời gian, tự nhiên muốn “đổi màu, thay áo” cho tụi nó đẹp hơn, lạ hơn.
Phổ biến và được dân trong giới cho là dễ làm nhất là “độ” lại cảnh nền và đặt Figure vào đó để tái hiện lại một cảnh tượng đặc sắc trong game/ trong truyện/ phim.
Cách phổ biến thứ hai là sơn lại màu của Figure. Như thay vì mũ rơm của anh chàng One Piece bạn quyết định sơn lại cho nó thành màu trắng có hoa văn tuyết rơi để hợp hơn với cảnh vật mùa đông trong tủ kính. Tất nhiên để chọn chi tiết nào để sơn lại màu, sơn sao cho bóng bẩy xinh tươi và tăng độ “chất” của Figure so với bản gốc, thì người chơi sẽ phải tìm tòi rất nhiều kiến thức, chứ không phải muốn làm là làm. Đó là cả một quá trình hết sức công phu
Nhưng vẫn chưa gọi là gì so với cấp độ cảnh giới sau đây.
Mô Hình Figure Ace - Master Stars Piece
Mô Hình Nhân Vật Figure Gaara - Naruto
Giai đoạn 4 #2: Em yêu khoa học, em muốn custom Figure
Vốn chỉ dành cho những người thật sự có khiếu, dư kiên trì và đủ thời gian. Lúc này bạn sẽ muốn tự mình tạo nên các Figure cho riêng mình (custom). Mấy anh công lực hảo hảo này sẽ tự tạo/ đúc Figure luôn.
Chỉ nói riêng về đám trang phục nghề và công nghệ để làm từng khâu ti tỉ thứ thôi đã là một vấn đề to. Chưa nói tới công nghệ, cách làm, kỹ năng cần có như tạo mẫu, tạo hình, khung xương, đắp đất sét tạo hình, chỉnh sửa, cắt gọt, điêu khắc rồi sơn màu, rồi lại chỉnh sửa lần cuối, rồi xử lý bề mặt thành phẩm. Toàn bộ quá trình công phu vật vã này có khi mất cả tháng trời. Và cả khi bạn có những thứ đó hết rồi thì vẫn chưa chắc có thể làm được vì custom Figure đòi hỏi người chơi phải có đôi bàn tay khéo léo, mắt nhìn thẩm mỹ và cảm quan cực tốt về cái đẹp.
Tự tạo ra một Figure không phải là chuyện ai đủ mê thì cũng có thể làm
Mình chỉ lấy ví dụ một khâu nhỏ trong đó để bạn thấy mức độ “tinh vi của tinh vi” của mấy anh em trong nhóm này. Khi dùng đất sét để tạo hình bên ngoài mô hình, bạn phải chọn lựa giữa đất sáp hay đất nung. Mà đã gọi là đất nung thì phải nung ở nhiệt độ cao, rồi lò nung đâu để làm, dụng cụ nào để gắp, khay nào để mô hình khi còn chưa nung??? Hàng trăm thứ phải chuẩn bị và phải tìm hiểu.
Đăng bởi .
BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay
ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh