Những Phần Căn Bản Làm Nên 1 Bộ Y Phục Việt Xưa

Tuỳ vào tầng lớp và địa vị mà y phục Việt xưa có thể đơn giản, tiện dụng, hoặc cầu kỳ, phức tạp. Song về căn bản, đa số có những phần sau:

1. Yếm:

Là tên gọi nội y thượng thể của nữ giới thời xưa. Tên gọi này đã có từ triều Nguyễn, nhưng chưa rõ xuất hiện từ bao giờ và các triều đại trước có dùng từ này để chỉ nội y phụ nữ không.

Yếm thời Nguyễn là một mảnh vải hình thoi, ôm kín lấy phần thân trước của các cô gái, hai bên có hai dải lưng, được cuộn mấy vòng quanh eo rồi buộc lại phía trước, thả buông thỏng.

y phục việt xưa
Yếm cổ nhạn thời Nguyễn

Yếm xưa có cổ rất cao và ôm rất kín, không để lộ xương cổ và hai bên eo như một số kiểu yếm ngày nay, khi khoác áo vào thì không lộ vai.

Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ nhạn
Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ nhạn

Cổ yếm có 2 loại phổ biến: Cổ nhạn và cổ xây.

Cổ nhạn còn được gọi là cổ xẻ,có dạng chữ V, ở viền còn có khâu nổi 3 gạch như vết chân chim, vừa để yếm không bị bục rách, vừa để trang trí.

Cổ xây là cổ tròn.

Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ tròn và khoác thụ lĩnh bên ngoài.
Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ tròn và khoác thụ lĩnh bên ngoài.

Chưa có nhiều tư liệu để rõ về nội y phụ nữ các thời tiền Nguyễn, nhưng có thể cũng là một dạng áo có cổ tròn như thấy trên các tượng thời Lê.

2. Áo trung đơn

Với nữ giới đây có thể là lớp áo mặc ngoài yếm. Với nam giới, đây có thể là lớp áo trong cùng. Áo trung đơn từ triều Lê về trước thường là dạng giao lĩnh, nhưng cũng có thể là đoàn lĩnh (cổ tròn). Áo trung đơn triều Nguyễn thường là dạng thụ lĩnh (cổ đứng).

Khác với áo ngoài, áo trung đơn chỉ được may bằng 1 lớp vải (gọi là “đơn”).

Áo giao lĩnh trung đơn phục dựng bởi nhóm ĐVCP
Áo giao lĩnh trung đơn phục dựng bởi nhóm ĐVCP

3. Quái (褂), bào (袍)

Quái và bào là từ dùng gọi những chiếc áo mặc ngoài. Dạng cao sang (thường rộng và dài) thì được gọi là bào, dạng kém cao sang thì được gọi là quái.

Tại Việt Nam và Trung Quốc, quái và bào thường được may bằng hai lớp vải chặp vào nhau, nên mặt trong và mặt ngoài thường có màu khác nhau.

Quái và bào có thể là dạng giao lĩnh, đoàn lĩnh, hoặc thụ lĩnh, tuỳ theo tầng lớp và thời đại.

Áo bào dạng thụ lĩnh triều Nguyễn.
Áo bào dạng thụ lĩnh triều Nguyễn.

Thỉnh thoảng người ta còn khoác thêm một chiếc áo tứ thân bên ngoài quái và bào. (Những chiếc áo tứ thân này có thể được gọi là đối khâm, bối tử, phi phong, hoặc nhật bình).

4. Quần (裙) / Bí (帔) / Váy

Những từ trên đều được dùng để chỉ hạ y dạng tròn, không đáy. Từ “váy” rất có thể là dạng Nôm hoá của bí (帔).

Đây là lớp hạ y bên trong của nữ giới xưa, được buộc bằng dải gút. Nam giới thì mặc hạ y hai ống (trong tiếng Hán gọi là 褲 “khố”).

Vào thời Nguyễn, cả nam lẫn nữ đều mặc hạ y hai ống. Chữ “quần” từ đấy không còn được dùng để chỉ thứ hạ y không đáy nữa.

5. Thường (裳)

Thường là chiếc váy quấn ngoài y phục xưa. Cả nam giới lẫn nữ giới đều dùng.

Xiêm (thường) triều Nguyễn.
Xiêm (thường) triều Nguyễn.

Điểm khác biệt giữa thường (裳) và váy (còn gọi là 帔 bí, 裙 quần) là váy được may kín còn thường thì không. Nữ giới xưa mặc váy ở trong, sau đó quấn thường bên ngoài. Nam giới thì mặc hạ y hai ống ở trong rồi quấn thường bên ngoài.

Tranh vẽ phụ nữ Đàng Trong thế kỷ 17 vận áo đoàn lĩnh (cổ tròn) quấn thường bên ngoài.
Tranh vẽ phụ nữ Đàng Trong thế kỷ 17 vận áo đoàn lĩnh (cổ tròn) quấn thường bên ngoài.

Ở các dạng áo vạt ngắn, thường (裳) được quấn ngoài áo. Ở các dạng áo vạt dài, thường (裳) được quấn dưới áo.

Lưu ý: ở nhiều thời đại, thường(裳) và quần (裙) không phân biệt. Quần đôi khi cũng được dùng để chỉ loại váy quấn như thường. Ngược lại loại váy đụp của phụ nữ Bắc bộ thời Nguyễn cũng được gọi là viên thường. Sự phân biệt giữa thường và quần trong bài viết này chỉ mang tính tương đối.

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm