Những Điều Bạn Cần Về Đồ Truyền Thống Việt Nam

NÉT TINH HOA TRANG PHỤC VIỆT

I. Đồ Truyền thống là gì?

Theo wikipedia định nghĩa thì: Đồ truyền thống là quần áo, là Đồ truyền thống của một quốc gia, một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể.

Đồ truyền thống việt nam
Chiếc áo dài tựa như là một tác phẩm để đời của người Việt

Mỗi quốc gia đều chọn cho riêng mình một vẻ đẹp riêng, một bộ Đồ mang nét đặc trưng và là quốc hồn của quốc gia đó. Việt Nam vốn là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó được thể hiện qua các loại Đồ truyền thống đa dạng và độc đáo. Hãy cùng Daily tìm hiểu qua những loại Đồ truyền thống của người Việt Nam nhé! Nó sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc sắc được bao thế hệ gìn giữ, nâng niu.

Chiếc áo dài tựa như là một tác phẩm để đời của người Việt
Chiếc áo dài tựa như là một tác phẩm để đời của người Việt

II. Đồ truyền thống Việt Nam

1. Áo dài – Đồ truyền thống tiêu biểu của người Việt Nam

Nhắc đến Đồ truyền thống Việt Nam, cụm từ đầu tiên mà người dân Việt Nam nghĩ đến đó là “Áo dài”. Áo dài không những là một trong những Đồ truyền thống tiêu biểu mà còn được vinh danh trở thành quốc phục của Việt Nam ta. Chiếc áo dài Việt Nam ra đời vào khoảng những năm 1739-1765 dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương, và từ đó đến giờ, áo dài luôn được gìn giữ, cách tân, được sử dụng trong mọi dịp lễ long trọng, hay là Đồ thường ngày của người phụ nữ.

Áo dài – Đồ truyền thống tiêu biểu của người Việt Nam
Áo dài – Đồ truyền thống tiêu biểu của người Việt Nam

1.1.  Ý nghĩa của Đồ truyền thống Áo dài Việt Nam

Áo dài là nét đẹp linh hồn của dân tộc Việt

Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, qua những sự đổi thay của thời đại, bạt ngàn các Đồ ra đời, các mốt quần áo thay đổi theo thời gian nhưng tà áo dài truyền thống vẫn còn đó, vẫn hiên ngang và được yêu thích cả trong và ngoài nước. Áo dài hiên ngang trở thành “quốc phục”, một biểu tượng của người phụ nữ, của những người con gái Việt cũng như niềm kiêu hãnh của đất nước.

Áo dài là nét đẹp linh hồn của dân tộc Việt
Áo dài là nét đẹp linh hồn của dân tộc Việt

Không thể phủ nhận được sức hút của tà áo dài truyền thống và áo dài có công lao rất lớn khi đã quảng bá hình ảnh của đất nước hình chữ S đi khắp thế giới. Luôn xuất hiện trong các cuộc thi hoa hậu phần Đồ truyền thống, áo dài đã được thế giới biết đến và xem là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.          

Trải qua nhiều thời kỳ, tà áo dài truyền thống Việt Nam tuy có nhiều sự biến đổi nhưng vẫn mang những ý nghĩa thuần túy, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt.
Trải qua nhiều thời kỳ, tà áo dài truyền thống Việt Nam tuy có nhiều sự biến đổi nhưng vẫn mang những ý nghĩa thuần túy, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt.

Chiếc áo dài – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

Từ xưa tới nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là Đồ không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh.

Áo dài – loại Đồ vừa toát lên vẻ quyến rũ lại, gợi cảm của người phụ nữ nhưng vẫn giữ vẻ kín đáo, thanh lịch.
Áo dài – loại Đồ vừa toát lên vẻ quyến rũ lại, gợi cảm của người phụ nữ nhưng vẫn giữ vẻ kín đáo, thanh lịch.

Có thể thấy rằng, áo dài rất kín đáo, duyên dáng và gợi cảm, trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của Đồ phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Áo dài – loại Đồ vừa toát lên vẻ quyến rũ lại, gợi cảm của người phụ nữ nhưng vẫn giữ vẻ kín đáo, thanh lịch.
Áo dài – loại Đồ vừa toát lên vẻ quyến rũ lại, gợi cảm của người phụ nữ nhưng vẫn giữ vẻ kín đáo, thanh lịch.

Khác với những Đồ truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài – Đồ truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.

1.2.  Kiểu dáng Áo dài truyền thống

Chiếc Áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam được thiết kế khá đơn giản, với phom dáng ôm sát cơ thể làm tôn lên những đường cong, nét đẹp quyến rũ của người phụ nữ. Thân áo gồm thân trước và thân sau dài từ bả vai xuống mắc các chân, dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo, cổ áo thường là tròn, ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo. Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vai rồi xuống ngang hông. Tay áo không có cầu vai, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay.

Kiểu dáng Áo dài truyền thống
Kiểu dáng Áo dài truyền thống

Áo thường được mặc kết hợp với quần đồng màu hoặc với các gam màu sáng như trắng, vàng nhạt tạo cảm giác bộ Đồ thật tao nhã, nhẹ nhàng, thanh thoát.

1.3. Chất liệu của Áo dài truyền thống

Áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau, tuy nhiên, trong tất cả chất liệu thì lụa tơ tằm may áo dài tạo cho người sử dụng sự thoải mái, dễ chịu mà còn thể hiện giá trị lịch sử của chất liệu truyền thống Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, lụa Việt Nam có đặc trưng chuẩn riêng là dệt 100% từ tơ tằm. Do vậy, lụa tơ tằm rất mềm, mát, không nhăn, khử mùi rất tốt.

Chất liệu của Áo dài truyền thống
Chất liệu của Áo dài truyền thống

Ngày nay, tơ lụa vẫn là một trong những loại vải sang trọng nổi bật nhất trong các sản phẩm may áo dài tại Việt Nam. Bởi chất liệu lụa được chị em ưu tiên với tinh thần người Việt Nam dùng hàng Việt Nam và được các nhà thiết kế lựa chọn là chất liệu truyền thống để quảng bá chất liệu vải Việt Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua tà áo dài truyền thống của dân tộc.

Chất liệu của Áo dài truyền thống
Chất liệu của Áo dài truyền thống

1.4.  Màu sắc của những chiếc áo dài

Màu sắc áo dài cũng rất đa dạng, áo dài truyền thống xưa chủ yếu là đỏ, đen, trắng và theo thời gian, áo dài có nhiều sự thay đổi về màu sắc hơn. Đa dạng trong sắc màu, ngoài màu đỏ thì màu hồng, vàng cũng được yêu thích hơn cả, đặc biệt khi Xuân sang.

Màu sắc của những chiếc áo dài
Màu sắc của những chiếc áo dài

Ở Việt Nam, Áo dài là Đồ dành cho mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Không chỉ phụ nữ mới mặc áo dài mà nam giới cũng có những thiết kế áo dài riêng. Các em nhỏ trong ngày Tết hay những ngày dạo phố cũng được sở hữu một tà áo dài thật ngây thơ, dễ mến.

Màu sắc của những chiếc áo dài
Màu sắc của những chiếc áo dài

Qua những năm tháng, cùng với sự du nhập của khuynh hướng thời trang phương Tây. Đồ Việt nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung vẫn giữ được những nét đẹp riêng độc đáo, trong đó không thể không kể đến những tinh hoa văn hóa kết tinh trên bộ “quốc phục” mang đậm nét thẩm mỹ. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài là một phần văn hóa nói lên nhân quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt.
Áo dài là một phần văn hóa nói lên nhân quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt.

2. Áo tứ thân

Áo tứ thân gần gũi, phổ biến trong xã hội xưa, là Đồ truyền thống đồng thời Áo tứ thân cùng với dải yếm đào, khăn mỏ quạ và chiếc nón quai thao chính là biểu tượng của người phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam. Trước thế kỷ 20, áo tứ thân được sử dụng như một Đồ hàng ngày nhưng đến ngày nay chỉ trong những lễ hội truyền thống, hoặc những dịp đặc biệt chúng ta mới có thể bắt gặp người phụ nữ mặc áo tứ thân.

Áo tứ thân
Áo tứ thân

Áo tứ thân gồm có hai vạt, bốn tà. Chiều dài khoảng qua đầu gối, không có khuy áo. Người con gái thường mặc yếm ở phía bên trong. Loại yếm được sử dụng ở đây là yếm cánh nhạn sẽ sâu xuống dưới hoặc có thể là yếm cổ xây. đối với những người phụ nữ đứng tuổi thì sẽ mặc yếm có màu đậm hơn và những cô gái trẻ mặc yếm màu thắm đỏ. Bên ngoài yếm là một chiếc áo trắng mỏng. Các cô gái thường sử dụng một chiếc thắt lưng xanh để có thể giữ được và kết hợp giữa áo vạt ngắn với cạp quần hoặc váy đen. Chiếc dây thắt lưng màu xanh này còn được dùng như một trang phục vật để trang trí về màu sắc. Phía ngoài cùng chính là chiếc áo tứ thân với những tà áo buông xuống thướt tha làm cho thân hình của các cô gái trở nên thon thả và gọn gàng hơn.

Chiếc áo tứ thân sặc sỡ ngày nay chủ yếu được sử dụng trong trình diễn và trên các sân khấu
Chiếc áo tứ thân sặc sỡ ngày nay chủ yếu được sử dụng trong trình diễn và trên các sân khấu

Là Đồ lâu đời, áo tứ thân có thiết kế mang đậm tính biểu tượng, tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam như: bốn tà áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là bố mẹ mình và bố mẹ chồng; vạt cụt nằm ở trong hai vạt áo tượng trưng cho sự ôm ấp của cha mẹ với đứa con thân yêu; năm nút áo được bố trí cân xứng tượng trưng cho 5 đức tính tốt đẹp của con người (ngũ thường) là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; hai vạt áo phía trước được buộc lại tượng trưng cho tình cảm vợ chồng luôn khắng khít, bền chặt, gắn bó keo sơn. Hiện nay, áo tứ thân hầu như chỉ còn được mặc trong các dịp lễ tết, hội hè,….

Chiếc áo tứ thân sặc sỡ ngày nay chủ yếu được sử dụng trong trình diễn và trên các sân khấu
Chiếc áo tứ thân sặc sỡ ngày nay chủ yếu được sử dụng trong trình diễn và trên các sân khấu

3. Áo bà ba

Đã từ rất lâu, áo bà ba là được xem là Đồ truyền thống cho cả nam và nữ đồng thời cũng được xem như Đồ đại diện cho hình ảnh người nông dân Nam Bộ, đặc biệt là người dân đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, vẫn chưa tìm được một tài liệu nào ghi chép chính xác về lịch sử ra đời của chiếc áo bà ba. Có hai giải thiết cho rằng áo bà ba xuất hiện từ thời Hậu Lê, được cách tân từ Đồ của người Chăm hoặc do Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang (Malaysia) vào nửa đầu thế kỷ XIX.

Nón lá, áo ba ba, chiếc khăn rằn là những nét văn hóa độc đáo của người Nam bộ
Nón lá, áo ba ba, chiếc khăn rằn là những nét văn hóa độc đáo của người Nam bộ

Về cơ bản, thiết kế áo bà ba hoàn toàn tương tự như các loại áo thông thường với cổ áo giữa, dài hoặc ngắn tay, áo được cài bằng một hàng khuy kéo dài từ cổ thẳng xuống bụng. Với cấu tạo đơn giản và thường được làm từ các loại vải mềm, mỏng, nhẹ, mát như lụa, the,…nên hiện nay áo bà ba vẫn còn rất được ưa chuộng sử dụng trong mọi dịp từ ở nhà, đi chơi, đi chợ hay tham dự vào các lễ hội truyền thống,….

Áo bà ba mang nét duyên đằm thắm, dịu dàng cho người mặc, cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp mộc mạc, hiền hòa giữa sông nước miền Tây Nam bộ.
Áo bà ba mang nét duyên đằm thắm, dịu dàng cho người mặc, cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp mộc mạc, hiền hòa giữa sông nước miền Tây Nam bộ.

4. Đồ truyền thống của các dân tộc

Việt Nam có 54 dân tộc anh em mỗi dân tộc đều có Đồ truyền thống riêng, trong đó có những dân tộc có Đồ rất đẹp và độc đáo. Mỗi bộ Đồ đều mang những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau, in dấu truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc đó, nó là hơi thở, là linh hồn của một dân tộc.

Đồ truyền thống của các dân tộc
Đồ truyền thống của các dân tộc

Các dân tộc mang nhiều bản sắc độc đáo riêng đã tạo nên một Việt Nam xinh đẹp, đa dạng sắc màu văn hóa và truyền thống dân tộc. Đồ truyền thống đã góp phần tạo nên dấu ấn riêng của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Đồ truyền thống của các dân tộc
Đồ truyền thống của các dân tộc

Bài viết trên đây viết về Đồ truyền thống Việt Nam, đặc biệt là loại Đồ Áo dài truyền thống, nét tinh hoa, mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng, là quốc phục của một đất mà Daily đã tìm hiểu, thu thập và muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đọc có thêm kiến thức về những loại Đồ truyền thống đã tồn tại lâu đời trong lịch sử của dân tộc, từ đó hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống đặc sắc của nước ta.

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm