Vì yêu vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt, vào ngày 11/2/1934, báo Phong Hóa số Xuân, chủ bút Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam đã nghĩ ra chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô” và giao cho họa sĩ trẻ tuổi nhất của báo phụ trách – hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường.
Phân định nét riêng của phụ nữ Việt
Họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912 - 1946) quê Sơn Tây, 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 4 đã làm việc cho báo Phong Hóa. Ông lấy bút danh là Lemur Cát Tường trong vai trò họa sĩ, viết bài, vẽ kiểu cho chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô”.
“Lemur” trong tiếng Pháp có nghĩa là “bức tường” - theo tên tiếng Việt của mình. Ông được miêu tả có dáng người cao gầy, luôn tươi cười, trong tay lúc nào cũng cầm cây cọ vẽ. Năm 17 tuổi, Cát Tường nhập học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, và nhanh chóng trở thành một trong những họa sĩ danh tiếng tại Hà Nội.
Người sáng tạo ra chiếc áo dài Việt Nam quan niệm: “Quần áo tuy dùng để che thân thể, nhưng nó có thể như tấm gương phản chiếu trình độ trí thức của một nước.
Trước hết nó phải hợp với khí hậu nước ta, với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, với mực thước của thân hình mỗi bạn; sau nữa, nó phải gọn gàng, giản dị, mạnh mẽ và có vẻ mỹ thuật lịch sự.
Nhưng dù thế nào, nó cũng phải có tính cách riêng của nước nhà mới được. Các bạn là phụ nữ Việt Nam, vậy áo của các bạn phải có một vẻ riêng để người khác khỏi nhầm các bạn với phụ nữ nước ngoài, như nước Tàu, nước Pháp, nước Nhật Bản chẳng hạn”.
Thấy rõ ràng, trước tiên họa sĩ Cát Tường muốn dùng quần áo để phân định vẻ riêng của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ Pháp bảo hộ với sự có mặt của nhiều phụ nữ từ đâu đến không phải người mình.
Chiếc áo dài đã giúp người Việt xa xứ phân định mình là ai. Đây là thành công lớn nhất của họa sĩ Cát Tường. Vào thời đó, nước ta chưa có chiếc áo dài như ngày nay, mà chỉ có tiền thân của áo dài là áo tứ thân và áo ngũ thân. Bấy giờ, đó là Đồ thường ngày.
Tuy nhiên, hoạ sĩ Cát Tường nói rằng áo không chỉ là áo, nó còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Và người Việt cần có một Đồ đại diệ hoạ sĩ Cát Tường n cho quốc gia của mình. Cần quần áo gọn gàng, giản dị, thanh lịch hơn, và hơn hết là “phải có tính cách riêng của nước nhà”.
Cải tiến chiếc quần cho áo dài
Dựa trên áo ngũ thân, Cát Tường bắt đầu cách tân y phục của phụ nữ Việt. Ông nới rộng tay áo, bỏ đi phần cổ áo và thiết kế lại chiếc quần cùng tà áo để vừa vặn với cơ thể người phụ nữ hơn. Chiếc quần do Cát Tường cải tiến trở nên thon gọn và khoe được phần bụng phụ nữ một cách hấp dẫn, gợi mở hơn so với loại quần ngày trước.
Trên báo Phong Hóa số 89, hoạ sĩ Cát Tường viết: “Nói ra sợ không ai tin, điều quan trọng nhất của y phục phụ nữ là chiếc quần”. Nhà văn Võ Phiến kể, từ khi đàn bà con gái xứ ta mặc quần thì họ vẫn để nguyên vẹn chiếc quần ấy qua nhiều thế kỷ.
Khi dài, khi ngắn, khi rộng, khi hẹp. Những dằn vặt băn khoăn táo bạo nhất có lẽ đều dồn vào chỗ thắt lưng: Khi lưng vặn, khi thì lưng buộc với giải rút, có thời dùng dây cao su, có thời khác lại cài nút. Ông Cát Tường đã giải quyết cái dằn vặt, băn khoăn thuộc loại lưng quần này khi đề nghị thay đổi cạp quần buộc xéo một bên hoặc cạp quần mở ở giữa, cài khuy như đàn ông.
Vào tháng 3/1934, hoạ sĩ Cát Tường đưa ra mẫu áo dài đầu tiên trên báo Phong Hóa số 90. Tuy nhiên, ông gặp phải rất nhiều chỉ trích. Giới chuyên môn lúc ấy cho rằng, bộ Đồ không tả Việt Nam thuần chất vì lai Pháp.
Hoạ sĩ Cát Tường không hề bác bỏ mà còn chấp nhận lời phê bình. Ông thừa nhận tính lai căng của bộ Đồ, thậm chí cố tình thiết kế như vậy, vì tính tiện lợi trong đi đứng, giao thiệp.
Thời điểm đó, những cuộc thảo luận về áo dài Cát Tường và các trí thức đương thời vẫn chỉ xoay quanh y phục của phụ nữ Việt. Nam giới khi ấy đa phần đều mặc veston như người Pháp, nhưng các nhà cách tân có vẻ hài lòng với cách ăn vận của nam giới. Tuy nhiên, lại cảm thấy rằng phụ nữ Việt không nên mặc váy đầm giống phụ nữ Pháp, thế nên mới cần một kiểu Đồ riêng.
Thời kỳ đó, nhóm Tự Lực Văn Đoàn khuyến khích độc giả giải phóng bản thân, thoát khỏi tư duy cổ hủ, tự do thể hiện cái tôi. Cát Tường cũng ra sức sáng tạo theo tinh thần đó, nhưng thay vì dùng ngòi bút, phương tiện của ông là vải vóc.
Áo ngũ thân vốn rất thùng thình và chỉ mặc với quần đũng màu đen. Cô nào, bà nào mặc quần màu trắng sẽ bị chê là thiếu đoan trang. Bởi vậy, những cô gái mặc chiếc áo dài Lemur với thiết kế ôm sát tôn dáng đều thể hiện tư tưởng tân thời.
Sau này, từ “Áo dài” (ao dai/aʊˌ dʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là loại Đồ của phụ nữ Việt Nam với thiết kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.
Tôn vinh phụ nữ Việt
Áo dài Lemur của hoạ sĩ Cát Tường thịnh hành đến khoảng những năm 1943. Sau đó, các thiết kế áo dài hầu như được lấy cảm hứng cách tân từ áo dài Lemur.
Đặc biệt là áo dài Lê Phổ, do họa sĩ Lê Phổ thiết kế kết hợp từ áo tứ thân và biến thể của áo dài Lemur. Lê Phổ đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ.
Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng.
Tiếp sau đó là áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc-lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không Đồ nào mang lại được.
Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn. Thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.
Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo trong công sở, nơi tâm linh hay ngoài phố phường.
Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ Đồ đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật, trở thành biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam.
Theo bà Phạm Nguyên Thảo, tác giả tập sách “Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay” (Khai Tâm và NXB Hồng Đức), dù biến tấu như thế nào - từ áo dài cao cổ xuất hiện lần đầu trong cuộc thi áo dài hàng nội hóa năm 1960 do nữ diễn viên Kiều Chinh mặc cho đến áo dài hở cổ bà Ngô Đình Nhu, áo Raglan… thì áo dài vẫn có hai thân, khoe được ngực, eo của người mặc một cách kín đáo, tăng được vẻ đẹp của thân hình thiếu nữ xuân hồng.