Lịch Sử Thú Vị Của Màu Xanh Lá Cây: Từ Sắc Tố Độc Hại Tới Biểu Tượng Của Môi Trường
Mỗi gam màu đều có một câu chuyện riêng và xanh lá cây cũng không ngoại lệ.
Ngày nay, nhắc tới xanh lá cây là nhắc tới tự nhiên. Chất diệp lục là một loại sắc tố quang hợp được tìm thấy trong thực vật, giúp chúng giữ vẻ tươi mới, mơn mởn. Xanh lá cây xuất hiện khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, nhưng ít ai biết được rằng nó từng trải qua một chặng đường lịch sử gian nan với nhiều thử thách. Trên thực tế, ở thời xa xưa, việc đưa màu xanh lá cây vào các bức họa hay trang trí trang phục vật không hề dễ dàng bởi nó từng là một trong những sắc tố độc hại nhất trong lịch sử.
Ngay bây giờ, hãy cùng Designs.vn giải đáp vì sao một gam màu độc hại như vậy lại có thể trở thành biểu tượng của tự nhiên và sự giàu có, thịnh vượng.
Lịch sử gam màu xanh lá cây
Cổ đại
Phải mất hàng thập kỷ thì con người mới chế được gam màu xanh hoàn chỉnh. Ở Ai Cập cổ đại, xanh lá cây là biểu tượng của sự đổi mới và tái sinh. Người Ai Cập cổ đại sử dụng khoáng chất đồng Malachit để tô lên bức tường lăng mộ, tuy nhiên, nó khá tốn kém và rất nhanh bai sang màu đen. Để khắc phục, người La Mã cổ đại nghĩ ra cách ngâm đồng trong rượu để tạo ra verdigris, màu xanh đồng có được sau quá trình phơi nắng phơi sương. Đây cũng chính là màu xanh bạn nhìn thấy trên các tấm tôn, những đồng xu cổ, hoặc các tác phẩm điêu khắc. Người Ai Cập cổ sử dụng nó để trang trí cho trang phục khảm, tranh tường, hay kính màu. Màu xanh này cũng được sử dụng trong các bản thảo bởi các thầy tu trung cổ.
Phục hưng
Đến thời kỳ Trung cổ, màu sắc đại diện cho từng tầng lớp, ngành nghề trong xã hội. Tầng lớp quý tộc sẽ diện những Đồ đỏ trong khi nông dân phải mặc màu nâu và xám. Còn xanh lá cây là dành cho các nhà buôn, chủ ngân hàng, và tầng lớp quý tộc nhỏ. Nhân vật cô dâu trong bức tranh The Arnolfini Portrait của họa sĩ Jan van Eyck (1434) mặc chiếc đầm màu xanh lá, biểu tượng cho địa vị và sự giàu có phía nhà gái.
Cũng trong thời gian này, người ta bắt đầu chế tác màu xanh từ các nguyên liệu tự nhiên, như là cây cỏ, tuy nhiên, nó lại rất dễ phai. Tới thời kỳ đầu Phục hưng, các họa sĩ như Duccio di Buoninsegna khám phá ra rằng nếu ông tô khuôn mặt với nền xanh lá rồi sau đó thêm màu hồng thì sẽ giúp cho khuôn mặt trở nên tự nhiên hơn. Tuy nhiên, nhiều thế kỷ trôi qua, lớp màu hồng đã bai đi, chỉ để lại màu xanh, khiến các khuôn mặt trở nên xanh xao, ốm yếu.
Màu xanh lá độc
Năm 1775, nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele đã chế ra một màu xanh lá sáng sử dụng arsenite, một chất hóa học độc hại. Màu xanh Scheele được sử dụng phổ biến vào cuối thế kỷ 19 và đã soán ngôi của các loại màu nhuộm trước đó được chế từ khoáng chất hay thực vật – tuy nhiên, cái giá phải trả khi sử dụng chất nhuộm màu xanh này là rất đắt.
Màu xanh Scheele được sử dụng trên giấy tờ, rèm cửa, vải vóc, và thậm chí trên trang phục chơi của trẻ em. Tuy nhiên, đến thế kỷ 19 xuất hiện một số bài báo phản ánh về việc trẻ em trở nên ốm yếu khi ở trong những căn phòng màu xanh sáng, hay những người phụ nữ cũng trở nên ốm yếu khi mặc những chiếc đầm màu xanh. Các nhà sử học thậm chí còn cho rằng chính chất nhuộm màu xanh này đã gây nên cái chết của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vào năm 1821 ởi căn phòng của ông cũng sử dụng giấy dán tường màu xanh.
Cuối thế kỷ 19 xuất hiện chất nhuộm xanh lá tương tự với tên gọi Paris Green (Xanh lá Paris), thay thế cho màu xanh Scheele. Mặc dù vẫn chứa độc tố, nó được sử dụng phổ biến bởi các họa sĩ Ấn tượng của Pháp như Claude Monet, Paul Cézanne, and Pierre-Auguste Renoir trong các bức tranh phong cảnh. Một vài người tin rằng Paris Green là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tiểu đường của Cézanne và khiến cho Monet mất đi thị giác. Paris Green chính thức bị cấm vào thập kỷ 60.
Màu xanh – Biểu tượng của sự tái sinh
Ngày nay, màu xanh lá thường được liên hệ với môi trường – “sống xanh” là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất. Xanh lá đã trở thành biểu tượng của sự bền vững và lối sống thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, không ít loại phẩm màu xanh lá vẫn còn chứa một lượng độc tố nhất định. Mặc dù đã có nhiều cải tiến trong công nghệ chế tác màu, sản xuất thuốc nhuộm xanh lá vẫn gặp nhiều khó khăn bởi vẫn cần tới những chất hóa học độc hại.
Một trong những gam màu xanh lá phổ biến nhất hiện nay là Gam Xanh lá số 7. Được sử dụng trong chất dẻo plastics và giấy, nó chứa chlorine, một hóa chất mà khi hít phải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thậm chí dẫn tới tử vong. Một gam xanh lá phổ biến khác phải kể đến là Gam Xanh lá số 36, cũng chứa chlorine và một hóa chất gây nguy hại cho sức khỏe khác là bromua. Ngoài ra, gam màu xanh sáng khác cũng được sử dụng rộng rãi là Gam Xanh lá số 50 cũng chứa một loạt những hóa chất độc hại như cobalt, Titan, mạ kền, và kẽm oxit.
Mặc dù được chế tác từ những hóa chất độc hại, người ta vẫn thường liên hệ xanh lá cây với những cảm xúc tích cực như sức sống, sự tươi mát, sự điềm tĩnh, và sự hồi sinh mạnh mẽ. Trên thực tế, Công ty quản lý màu sắc thiết kế Pantone đã lựa chọn Xanh lá cây làm màu sắc nổi bật của năm 2017. Xanh lá cây được mô tả là gam màu của sự sống – “mang tới sự tươi mới và sảng khoái, báo hiệu mùa xuân tới khi mà cây hoa như được hồi sinh, xanh tươi mơn mởn. Thiên nhiên ngập tràn sức sống, hoa lá nở rộ, lá cây sum sê, tươi tốt. Màu xanh còn tượng trưng cho sự kết nối con người tìm về với thiên nhiên, thậm chí là những ý nghĩa lớn hơn.”
Đăng bởi .
BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay
ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh