Lễ Phục Sinh Là Gì? Những Sự Thật Về Lễ Phục Sinh Trên Thế Giới

Lễ Phục sinh được coi là ngày lễ quan trọng trong năm dành cho các tín trang phục theo đạo Kito giáo. Ngày lễ Phục Sinh ra đời nhằm tưởng niệm Chúa Jesus được hồi sinh sau khi bị đóng đinh lên cây Thánh giá.

Những điều cần biết về lễ Phục Sinh

Lễ Phục sinh là gì?

Lễ Phục Sinh là ngày kỷ niệm vị ngôn sứ (Chúa Jesus) bị xử tử và sống lại của tín trang phục Thiên Chúa giáo. Vị ngôn sứ được kinh thánh của đạo cho là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài. Cái chết thê thảm của ngài là việc ngài trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ Phục Sinh cũng kỷ niệm việc giao ước giữa loài người và đấng tối cao.

undefined

Lễ Phục sinh (Easter) là ngày lễ quan trọng trong năm của người Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, đạo Tin lành và Anh giáo). Từ xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay "Ostarum" trong tiếng Đức là "Ostara" và danh từ "Ostern/ Easter" có nguồn gốc từ chữ "Ost/ East" hướng về phương đông nơi mùa xuân ấm áp và mặt trời sắp lên.

Người Do Thái gọi ngày này là "Paschafest", người Ai Cập gọi là "Osterlamm/ paschal lamb)" và ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ sẽ giết cừu ăn mừng giải phóng khỏi sự đàn áp và thoát khỏi thân phận nô lệ.

Nguồn gốc của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh diễn ra vào một ngày Chủ nhật bất kì cuối tháng 3 đầu tháng 4 để tưởng niệm chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết trở về sau khi bị đóng đinh trên cây Thánh giá. Lễ Phục sinh không có ngày cố định mà được tính vào ngày Chủ nhật đầu tiên sau kỳ trăng tròn đầu tiên hoặc sau Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển giao với nhiều màu sắc rộn ràng.

undefined

Ý nghĩa Lễ Phục sinh

Phục Sinh chính là niềm tin trong đạo Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa giáo có niềm tin rằng Chúa Jesus chết trên cây thánh giá nhưng sau đó, từ cõi chết trở về trong khải hoàn ca. Chúa Jesus đã vượt qua được cái chết, và phục sinh nên các tín trang phục Thiên Chúa Giáo cho rằng Ngài có quyền năng đem đến đời sống vĩnh cửu. Và chính niềm tin này là điều mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh trong ngày chúa Nhật.

undefined

Lễ Phục Sinh là ngày lễ của niềm hy vọng bắt đầu vào thời điểm mùa Xuân tươi mới với muôn loài. Tạo Hóa kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông vậy mà chỉ sau một ngày nắng ấm nàng Xuân mang lại, các nụ con, lá non nhu nhú trên nhành cây.

Những việc cần làm trong lễ Phục Sinh

- Ăn chay kiêng thịt: người Công giáo trong ngày Lễ tro và Thứ 6 trước Lễ Phục Sinh 2 ngày phải kiêng thịt, kiêng ăn vặt, kiêng thỏa mãn nhu cầu cá nhân. 

- Xếp lá từ Lễ Lá: Hình dạng khác nhau, tùy vào độ khéo tay của mỗi người.
Đi đàng thánh giá: ngắm những bức hình mô tả từng giai đoạn chúa Jesus từ khi bị bắt đến khi qua đời.

undefined

- Rửa chân: lấy từ câu chuyện trong Kinh Thánh trước khi chúa Jesus bị bắt đã rửa chân cho từng môn đệ và dặn mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ cương vị nào.

- Diễn hoạt cảnh Chúa Jesus bị đóng đinh: các vùng đông tín trang phục hoặc các nước đông dân Công Giáo, việc diễn lại hoạt cảnh dựa theo câu chuyện chúa Jesus bị bắt cho tới khi chết là điều diễn ra hằng năm.

Các ngày quan trọng trong lễ Phục Sinh

- Palm Sunday (Chủ Nhật Lễ Lá): Mùa Phục sinh sẽ bắt đầu là Chủ Nhật Lễ Lá, nói về câu chuyện Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem trước khi bị cực hình. Khi Chúa Giêsu tới đây, người dân đã dùng cành cọ để vẫy chào. Các nhà thờ sau đó cũng có truyền thống sử dụng lá cọ trong các dịp lễ quan trọng.

- Holy Saturday (Thứ 7 tuần thánh): Holy Saturday là ngày Chúa Giêsu nằm trong mộ sau khi bị đóng đinh lên cây thánh giá cũng trùng với ngày nghỉ lễ ở một số nước như Mỹ, Úc, Phương Tây các văn phòng chính phủ đóng cửa, cửa hàng sẽ mở giới hạn theo khung giờ. Các nhà thờ không tổ chức lễ đặc biệt trong ngày này, tuy nhiên ngày này lại rất phổ biến cho lễ đặt tên và sự kiện đám cưới.

undefined

- Easter Sunday (Chủ Nhật Phục sinh): kỷ niệm sự sống lại của Chúa Giêsu, Easter Sunday là sự kiện vui mừng dành cho người Kitô Giáo. Trong nhà thờ sẽ tràn ngập hoa và trang trí màu vàng, trắng, các ca đoàn ngân vang những bài hợp xướng Phục sinh đặc biệt. Trẻ em được tặng quà là quả trứng Phục sinh chocolate và tham gia chơi trò tìm trứng được trang trí nhiều màu sắc. Ngày nghỉ lễ nên tất cả các hoạt động kinh doanh đóng cửa theo quy định của từng vùng, lãnh thổ.

- Easter Monday (Thứ Hai Phục sinh): Easter Monday là ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ phục sinh. Các hoạt động kinh doanh vẫn đóng cửa, nhiều người tận dụng ngày này tham dự các sự kiện hoặc tổ chức tiệc tại nhà.

Biểu tượng Lễ Phục sinh

Vào lễ Phục sinh, mọi người thường tặng nhau những quả trứng nhiều màu sắc, con thỏ hay những lát Jambon mang tính biểu tượng quen thuộc.

Trứng phục sinh

Trứng phục sinh là tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Vào dịp này, mọi người sẽ tặng nhau những quả trứng với nhiều màu sắc khác nhau, được làm bằng chocolate, thạch cao len bắt mắt do tự tay mình trang trí thay cho lời chúc lễ Phục sinh an lành.

undefined

Người phương Tây cho rằng Trái đất vốn được nở ra từ quả trứng khổng lồ. Tại vùng núi Appalachian, các thầy lang xưa dùng quả trứng chín, quay trên bụng bà mẹ mang thai để dự đoán khả năng sinh sản của đứa bé sau này.

Người Ai Cập và người Su-me cổ có tập tục trang trí trứng để làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước và trứng là biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh - ngày chúa Jêsus được tái sinh.

Thỏ phục sinh

Thỏ là hình tượng cho sức sống dồi dào và mạnh mẽ. Đặc biệt, thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara, hay còn được gọi là Easter - tên của nữ thần mùa xuân.

Theo truyền thuyết, một lần nữ thần mang mùa xuân đến Trái đất muộn, khiến muôn loài chịu giá lạnh, một chú chim sắp chết với hai cánh đã đóng băng. Vì quá cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành thỏ cưng, cho nó có khả năng đẻ trứng và chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ tặng quà cho trẻ em mỗi khi mùa xuân về.

undefined

Thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận, bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus sau đó mỗi năm thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng quả trứng cho trẻ em hạ giới.

Từ đó hình ảnh thỏ phục sinh đi tặng trứng cho trẻ em ra đời.

Món Jambon

Món jambon chưa bao giờ vắng mặt trên bàn ăn của người theo đạo Thiên chúa vào lễ Phục sinh. Đối với họ, thịt lợn là món ăn của Chúa. Vào thời điểm trăng tròn đầu tiên là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ cho mùa xuân. Do đó, jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn tiệc mỗi dịp lễ Phục sinh. 

undefined

Quần áo mới

Mặc quần áo mới trong lễ Phục sinh mang đến may mắn cho mọi người. Quần áo mới đại diện cho những thay đổi mới và sự khởi đầu đầy may mắn - cũng là yếu tố quan trọng của ngày lễ Phục sinh.

undefined

Lễ Phục sinh thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng cho những điều tốt đẹp. 

Hoa phục sinh

Người Đức dùng cành cây tươi, treo vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và con thỏ nhỏ bằng chocolate cho trẻ em. Các loại hoa thường dùng làm hoa Phục sinh là Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Cúc đồng Gaensebluemchen/ daisy; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup; Uất kim cương Tulpen/Tulip; Phong tín tử Hyazinthen/hyacinth và Bồ công anh Loewenzahn/ dandelion.

lễ phục sinh

Lễ Phục Sinh sẽ diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm (chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4).

Thánh ca Phục sinh

Thánh ca Phục sinh hay bài hát lễ Phục sinh là một phần quan trọng trong ngày lễ đặc biệt này. Với ca từ và giai điệu bày tỏ sự vui mừng, hân hoan mừng sự sống lại của Chúa Giêsu, đồng thời là sự biết ơn và mong ước cho sức sống mới đầy tích cực, may mắn và tươi sáng.

lễ phục sinh

Những câu hỏi về Lễ Easter Day

Vì sao Lễ Phục Sinh ở Úc không có Thỏ Phục Sinh?

Lễ phục sinh ở hầu hết các nước đều có Thỏ Phục sinh (Easter Bunny) đem trứng phục sinh phát cho trẻ em. Tuy nhiên, thỏ bị coi là động vật gây hại ở Úc, đặc biệt có hại cho mùa màng và trang trại nên người dân Úc dùng Easter Bilby thay cho Easter Bunny, là loài động vật có túi, mũi và tai dài.

lễ phục sinh

Lễ Phục Sinh có cần ăn chay không?

Chính Thống giáo có mùa Chay, bắt đầu từ Thứ hai (tiếng Hy Lạp: Καθαρή Δευτέρα, tiếng Anh: Clean Monday), 48 ngày trước ngày Chủ nhật Phục Sinh và sẽ kéo dài 40 ngày. Trong Kitô giáo ăn chay là thời gian bốn mươi ngày trước Lễ Phục Sinh và kéo dài từ Thứ tư Lễ Tro đến Thứ bảy Tuần Thánh.

lễ phục sinh

Tại sao lại tặng trứng trong Lễ Phục Sinh?

Trứng Phục sinh là biểu tượng cho sự khởi đầu và hướng đến Thiên Chúa giáo. Trứng Phục sinh được nhuộm đỏ như tưởng nhớ cái chết của Chúa Giêsu, vỏ trứng cứng tượng trưng cho ngôi mộ bị niêm phong của Chúa.

lễ phục sinh

Mùa phục sinh kết thúc bằng ngày lễ gì?

Mùa Phục Sinh bắt đầu bằng lễ Chúa Thăng Thiên và kết thúc bởi lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (50 ngày sau lễ Phục Sinh)

lễ phục sinh

Lễ Phục Sinh phải kiêng việc xác không?

Ngày lễ Giáng Sinh - Noel (ngày 25-12), các giáo dân kiêng việc xác, nghĩa là trong ngày này người theo đạo sẽ nghỉ làm việc, nếu không nghỉ làm thì tiền lương của ngày hôm đó sẽ đóng góp vào quỹ từ thiện. Các linh mục và quản giáo xứ sẽ không cử hành nghi thức lễ khác trong ngày này.

lễ phục sinh

Lễ Phục Sinh ăn gì?

Với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một món ăn truyền thống dịp lễ Phục sinh khác nhau. Dưới đây là những món ăn trong lễ Phục sinh của một số quốc gia trên thế giới:

- Anh: Bánh simnel - bánh hot cross bun

- Mỹ: Thịt nguội nướng

- Nga: Pashka

- Argentina: bánh Torta pascualina (bánh tart lễ Phục sinh)

lễ phục sinh

- Pháp: Thịt chân cừu

- Phần Lan: món Mammi

- Ba Lan: Súp white borscht

- Ý: Colomba di pasqua

- Ecuador: Fanesca

- Hy Lạp: Tsoureki

- Đức: Súp chervil

- Tây Ban Nha: món Rosquillas

Cách tính ngày lễ Phục Sinh

Một mùa Phục Sinh sẽ bắt đầu từ ngày Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống 50 ngày sau đó. Còn trong Kitô giáo thì ngày lễ Phục Sinh rơi vào một Chủ nhật giữa ngày 22 tháng 3 và 25 tháng 4.

lễ phục sinh

Với những chia sẻ từ IVY moda về ngày lễ Phục sinh - một trong những ngày lễ  đặc biệt quan trọng trong năm giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ Phục sinh cũng như những điều thú vị về ngày lễ này. Đừng quên sắm sửa cho mình những Đồ thật đẹp để chào đón những sự kiện lớn trong năm cùng Website/app IVY moda.

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm