Hành Trình Khám Phá Văn Hóa Độc Đáo Qua Đồ Của Indonesia
Sở hữu hơn 70.000 hòn đảo và nền văn hóa chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo, Indonesia là vùng đất vô cùng phong phú, đa dạng. Mặc dù thích nghi tốt với văn hóa phương Tây nhưng người Indo vẫn tự hào khi bảo tồn được những truyền thống quý giá của dân tộc. Điều này đặc biệt thể hiện những kiến trúc, di sản, nghệ thuật và cả Đồ của Indonesia
Bài viết này sẽ đưa bạn vào một cuộc hành trình khám phá văn hóa Indonesia qua những Đồ, phụ kiện truyền thống mà người dân địa phương mặc trong nhiều dịp khác nhau.
1. Vài nét về Đồ truyền thống của Indonesia
Đồ truyền thống của Indonesia thường mang họa tiết và màu sắc sặc sỡ. Ảnh: goindonesiatours
Thông thường, khi nghĩ về quốc phục Indonesia, hình ảnh những người phụ nữ mặc Đồ vải rực rỡ, đeo phụ kiện và đội mũ trang trọng sẽ hiện lên trong tâm trí của bất kỳ ai tìm hiểu về văn hóa quốc gia này.
Những bộ Đồ truyền thống phổ biến nhất ở Indonesia mà bạn dễ dàng bắt gặp khi thấy người bản xứ mặc thường thuộc về các vùng Java, Sudan và Bali. Trong đó nổi tiếng nhất là Batik, thường được mặc trong đám cưới, các cuộc họp quan trọng hoặc bất kỳ nghi lễ hoặc sự kiện nào khác.
2. Độc đáo những Đồ truyền thống của Indonesia
2.1. Batik và Sarong
Vải Batik được làm vô cùng tỉ mỉ, vật liệu cho nhiều Đồ truyền thống của Indonesia.
Sự phong phú về hoa văn của vải Batik và quá trình để tạo ra là 2 trong số những lý do khiến loại vải này trở thành niềm tự hào của người Indonesia. Vải Batik là một loại vải có hoa văn được thiết kế phức tạp, tạo ra bằng kỹ thuật truyền thống khác nhau tùy theo từng vùng. Thời xưa người ta thường quấn vải Batik quanh eo, cho đến hiện tại loại vải này được dùng để may thành áo sơ mi, váy và thậm chí cả túi xách.
Batik, khi mặc theo cách truyền thống, thường được kết hợp với sarong, một loại Đồ truyền thống nổi tiếng của Indonesia. Năm 2019, Batik đã được UNESCO xếp hạng là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
2.2. Kebaya
Các phiên bản khác nhau của Kebaya.
Kebaya là Đồ dân tộc truyền thống của phụ nữ Indonesia. Sự kết hợp áo-váy phức tạp này được cho là có nguồn gốc từ thời Vương quốc Majapahit của Indonesia, ban đầu chỉ dành cho các quý tộc. Kebaya được thiết kế để mang lại vẻ ngoài khiêm tốn hơn cho người Indonesia và thường được mặc trong các sự kiện trang trọng, đám cưới. Bạn cũng sẽ thường thấy Đệ nhất phu nhân và phu nhân của các nhà ngoại giao diện Đồ truyền thống của Indonesia này khi xuất hiện trước công chúng.
Bộ Đồ ôm sát phần thân trên và kết hợp với một chiếc váy thẳng làm từ vải dệt truyền thống như Batik hoặc Songket, thêu hoa. Phụ kiện có thể là trâm cài trên búi tóc cao, những chiếc mũ đội đầu bằng vàng để làm nổi bật bộ Đồ.
2.3. Belangkon
Mũ đội đầu truyền thống của đàn ông Indonesia.
Blangkon hay Belangkon là một chiếc mũ làm bằng vải Batik, phụ kiện truyền thống của Indonesia dành cho nam giới. Ngày nay, Blangkon nổi tiếng với khách du lịch như một món quà lưu niệm, một nét đặc trưng của văn hóa Java. Blangkon có 4 loại, gồm Yogyakarta, Surakarta, Kedu và Banyumas được làm từ chất liệu tương tự nhưng khác một chút về hình dáng.
Điều độc đáo ở Blangkon là nó kết hợp khăn xếp từ Đồ Hồi giáo với văn hóa Hindu, phản ánh sự ảnh hưởng của cả đạo Hindu và đạo Hồi trong văn hóa Indonesia.
2.4. Songket
Vải Songket từ lụa hoặc cotton thêu chỉ vàng làm nên nhiều Đồ truyền thống của Indonesia.
Khá giống Batik nhưng vẫn có nhiều khác biệt, Songket là loại vải truyền thống của Indonesia, đặc biệt là khu vực đảo Sumatra. Loại vải dệt tay độc đáo này làm từ lụa hoặc cotton thêu chỉ vàng hoặc bạc giúp tạo hiệu ứng lung linh.
Songket theo truyền thống vẫn được coi là một mặt hàng xa xỉ vì nó rất đắt tiền và chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt, chẳng hạn như đám cưới, nghi lễ tôn giáo và nghi lễ văn hóa. Nhiều nhà thiết kế thời trang ngày nay lấy cảm hứng từ Songket cho những tác phẩm hiện đại của họ.
2.5. Ulos
Ulos đặc trưng cho văn hóa và Đồ truyền thống của Indonesia.
Một loại vải khác là đặc trưng cho Đồ truyền thống của Indonesia là Ulos. Có nguồn gốc và phát triển ở Batak, Bắc Sumatra, loại vải dệt thủ công này được sử dụng cho mục đích nghi lễ, thường được đeo như một chiếc khăn choàng. Đặc biệt, Ulos có giá trị văn hóa quan trọng, thường là trong các mối quan hệ gia đình, có thể là vật gia truyền của gia đình được truyền qua nhiều thế hệ.
Giống như Songket, Ulos được trang trí bằng những sợi chỉ vàng hoặc bạc trong sợi dệt. Ngày nay, ngoài mục đích nghi lễ, Ulos còn được làm thành những món quà lưu niệm văn hóa phổ biến như túi xách, quần áo, thắt lưng, khăn trải bàn, cà vạt,…
2.6. Udeng
Khăn đội đầu Udeng hàng ngày của nam giới Indonesia.
Phụ kiện của Đồ Indonesia truyền thống này có thể quen thuộc với những du khách đã từng có dịp đi tour du lịch Bali. Udeng là chiếc mũ được đàn ông Bali đội hàng ngày. Đó là một hình thức tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng của họ, nhưng cũng giúp họ giữ mái tóc gọn gàng. Màu sắc và hình dạng khác nhau của Udeng đều mang ý nghĩa - đôi khi nó đại diện cho địa vị xã hội của ai đó và đôi khi nó đóng vai trò như một nghi lễ. Bạn có thể thử đội Udeng tại một trong những cửa hàng lưu niệm ở Bali.
2.7. Peci
Mũ Peci là phụ kiện quan trọng của các quan chức chính phủ Indonesia.
Peci, còn được gọi là koopiahor songkokis, là một phần quan trọng của Đồ truyền thống trang trọng của người Indonesia. Chiếc mũ nhung màu đen này khá giống với mũ Fezand của Thổ Nhĩ Kỳ, được đàn ông Indonesia sử dụng từ thế kỷ 20. Có thể nói, Peci là phụ kiện không thể thiếu ngay cả đối với Đồ của Tổng thống và các quan chức chính phủ.
2.8. Jarik
Vải Jarik đa năng được sử dụng làm địu em bé, Đồ, đệm ngủ và nhiều mục đích khác,…
Hầu hết người dân Indonesia đều sở hữu Đồ được làm từ vải Jarik. Là loại vải đa năng phù hợp với hầu hết mọi dịp và mục đích, Jarik đã trở thành một vật dụng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Indonesia, đặc biệt là đối với người Java. Nó có thể được sử dụng làm trang phục lót, địu em bé, đệm ngủ cho em bé, Đồ trang trọng, hoặc nhiều mục đích khác. Đối với những người sành điệu, Jarik cũng có thể cho biết địa vị của người mặc từ họa tiết hoa văn của nó.
2.9. Suntiang
Suntiang là niềm tự hào của phụ nữ Indonesia, được làm bằng vàng và nhôm, có trọng lượng lên đến 7kg.
Suntiang là niềm tự hào của phụ nữ Minangkabau - đó là phụ kiện vàng được các cô dâu Minangkabau đeo để tôn lên nét đẹp Đồ truyền thống của Indonesia trong ngày đặc biệt của họ. Suntiang được làm bằng vàng và nhôm nguyên chất, trọng lượng có thể lên tới 7kg.
Ý nghĩa đằng sau thiết kế vĩ đại của Suntiang là nó thể hiện trách nhiệm nặng nề của một người vợ. Người đội chiếc mũ vàng phức tạp này khiến mọi người phải nể phục bởi có thể mang nó trong buổi lễ kéo dài suốt một ngày.
Đăng bởi .
BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay
ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh