Áo Tấc - Sự Hồi Sinh Của Cổ Phục Việt Nam

Áo tấc là cổ phục Việt đang dần được thịnh hành trở lại nhờ những bộ phim, hay trao lưu chụp ảnh Việt phục, áo dài tết,... trong thời gian gần đây. Vậy áo tấc là loại áo như thế nào? Nguồn gốc bắt nguồn từ đâu?  

Để hiểu rõ hơn về áo tấc thì cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!

Áo tấc là gì?

Áo tấc hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng (ở miền Nam còn gọi là áo rộng), là một Đồ truyền thống của Việt Nam thời phong kiến, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ với cổ đứng cài cúc bên phải (của người mặc), tà áo chắp từ năm mảnh vải, tương tự áo ngũ thân tay chẽn nhưng tay dài và thụng.

Cũng như loại áo ngũ thân tay chẽn, áo Tấc dành cho cả hai giới nam và nữ, và cho mọi tầng lớp trong xã hội, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn. Sự phân biệt chủ yếu chỉ thể hiện ở chất liệu, màu sắc, hoa văn trang trí và các phụ kiện kèm theo. Nhưng khác với áo ngũ thân tay chẽn, vốn là loại thường phục (hay tiện phục), áo Tấc thường chỉ dùng trong các nghi lễ thuộc quan, hôn, tang, tế hay các dịp lễ hội lớn, ngày tết…chứ ít khi sử dụng hàng ngày trong đời sống bình thường. Áo Tấc cũng đi kèm với khăn vấn (hoặc khăn đóng) đội đầu hay mũ tú tài đối với nam giới, mũ phượng, khăn vấn đối với nữ giới và mặc quần màu trắng, rộng (quần thụng).

Áo Tấc - cổ phục Việt
Áo Tấc - cổ phục Việt

Chất liệu của áo tấc

Chất liệu chính của áo tấc là tơ tằm, bao gồm các loại như sa, gấm, đoạn, vân, thủy ngư, hoa cúc, xước kim,... Tơ tằm là một loại sợi tự nhiên có độ mềm mại, óng ả, và có độ bền cao. Các loại vải tơ tằm được sử dụng để may áo tấc có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, phù hợp với nhiều dịp lễ nghi, hội hè khác nhau.

Cụ thể, đối với hoàng tộc và quan lại cao cấp, họ thường sử dụng các loại vải tơ tằm cao cấp nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc do trong nước sản xuất. Các loại vải này có chất lượng tốt, màu sắc và hoa văn tinh xảo, thể hiện được đẳng cấp và địa vị của người mặc.

Đối với dân chúng bình thường, họ thường sử dụng các loại vải tơ tằm rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ. Các loại vải này có màu sắc và hoa văn đơn giản hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày.

ÁO TẤC LỤA TRƯỢT CHÉO LOẠI 1 - Cổ Trang Hoàng Cung

Ngoài ra, áo tấc cũng có thể được may từ các chất liệu khác như bông, gai, lanh,... Tuy nhiên, những chất liệu này thường không được sử dụng phổ biến như tơ tằm.

Nguồn gốc và ý nghĩa của áo tấc

Áo Tấc là một loại Đồ đặc thù của thời Nguyễn, có lịch sử hình thành khoảng trên dưới 300 năm, gắn liền với công cuộc cải cách và định chế Đồ ở Đàng Trong của Chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Tương truyền, tên gọi “Áo Tấc” vốn bắt nguồn từ phần viền áo rộng đúng một tấc (khoảng 4cm). Phần thân áo, cũng như áo ngũ thân tay chẽn, được chắp nối từ năm mảnh vải kết hợp với nhau để tạo nên hai vạt trước sau và một vạt con nằm phía trong, và với tay áo dài và thụng. Nhìn chung, về thiết kế, áo Tấc có phần tay dài rộng từ 30-50cm với chiều dài ống tay tính cộng theo từ cổ tay dài ra 40-50cm, không bó nách và có hình chữ nhật; tà áo thường dài không quá gối 10cm (phần nhiều trong khoảng 7-8cm). Đây là kiểu áo may theo dáng áo viên lĩnh cổ tròn nhưng được nối thêm một dải vải đứng khoảng một tấc (4 cm) ôm lấy cổ áo. Cổ áo dựng vuông và ôm khít vào cổ, và có 1 cúc ở chân cổ. Khuy áo gồm 5 chiếc bố trí hình chữ “quảng”, làm bằng các vật liệu cứng (vàng, bạc, đồng, trân châu, ngà, đá…) và thường có màu đối lập với màu sắc áo để tạo nên sự nổi bật. Ngày xưa, tùy vào điều kiện kinh tế cũng như vị thế, phẩm cấp, chức vụ của người mặc mà chất liệu vải may sẽ khác nhau. Đối với hoàng tộc, quan lại cao cấp thì chọn các loại lụa, the, sa cao cấp nhập của Trung Quốc hoặc do trong nước sản xuất, dân chúng bình thường sẽ dùng vải chất liệu vải rẻ hơn nhưng vẫn trang trọng, lịch sự. Màu sắc áo Tấc khá đa dạng, có thể dùng cho nhiều dịp lễ nghi, hội hè khác nhau.

Trong Đại Nam thực lục chép: “Chúa cho rằng lời sấm nói tám đời trở lại trung đô , bèn thay đổi y phục, thay phong tục, cùng dân đổi mới; châm chước chế độ các đời, định triều phục văn võ, văn từ quản bộ đến chiêm hậu, huấn đạo; võ từ chưởng dinh đến cai đội, mũ sức vàng bạc, áo dùng Mãng bào hoặc gấm đoạn theo cấp bậc. Thế là văn vật một phen đổi mới.”Dã sử lược biên Đại Việt Quốc Nguyễn Triều thực lực ghi lại: “Chúa cho rằng lời sấm cổ có nói tám đời quay lại trung đô, tính từ thời Thái Tổ đến nay vưa đúng con số ấy, bèn thay y phục, đổi phong tục, cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ lệnh cho các nam nữ sĩ thứ trong nước , đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây.”Trong chỉ hơn 30 năm thì cải cách đã có ảnh hưởng sâu rộng đến 2 vùng Chúa trị và người dân đều đã quen dần, bước đầu cho sự phổ biến này. Tiếp đến sự thanh lập của nhà Nguyễn và những sắc lệnh thống nhất y phục trong toàn quốc của vua Minh Mạng vào các năm 1828, 1829, 1830, 1832, 1837, 1842 đã khiến áo dài năm thân, tiền thân của áo tấc lan đến khắp làng xã trong cả nước trở thành loại áo từ thường dân đến thiên tử đều có thể mặc vào các dịp trang nghiêm từ các lễ yết miếu, từ đường, việc hỷ, cũng như các việc thăm viếng quan trọng.

Áo tấc – Wikipedia tiếng Việt

Để có thiết kế hoàn thiện như ngày nay thì Đồ Áo Tấc đã trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, có nhiều cải tiến, biến thể và thay đổi không ngừng. Nhiều nhà thiết kế đã xem áo Tấc là hình mẫu ý tưởng của áo dài ngày nay. Ngày xưa Áo Tấc được coi là lễ phục trang trọng, kín đáo và mang nhiều ý nghĩa rất nhân văn. Năm thân áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và bản thân người mặc. Năm chiếc khuy áo tượng trưng cho quan điểm ngũ thường trong Nho giáo, cụ thể, năm chiếc khuy đại diện cho 5 đức tính của bậc nam nhi là: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; hay quan điểm về ngũ luân, tức 5 mối quan hệ rường cột trong xã hội: Vua tôi, cha con, anh em, bạn bè, chồng vợ; thậm chí còn mang cả ý nghĩa về sự giao thoa của ngũ hành: Thổ, kim, thủy, mộc hỏa.

Từ khi chế độ quân chủ sụp đổ thì Áo Tấc cũng dần biến mất trong đời sống thường ngày, chỉ còn được sử dụng trong nghi lễ tế tự của một số địa phương, đặc biệt là ở Huế. Ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất sau chiến tranh, trong các lễ nghi của các gia đình họ tộc hay nghi lễ tại đình miếu của làng xã ở Thừa Thiên Huế, các vị chủ tế, bô lão tham dự đều mặc áo thụng xanh (tức áo Tấc) để hành lễ. Điều đó cho thấy, áo Tấc chưa bao giờ biến mất trong đời sống xã hội.

Phân biệt áo tấc và Minh phục

Dựa theo những đặc điểm sau để phân biệt áo tấc và minh phục 

Áo Tấc - cổ phục Việt Nam
Áo Tấc - cổ phục Việt Nam
Minh Phục của Trung Quốc
Minh Phục của Trung Quốc

 Cổ áo

+ Áo Tấc: Cổ áo dựng vuông và ôm khít vào cổ, 1 cúc ở chân cổ
+ Minh phục: Thường thì thấy Cổ áo may cao hơn cổ áo Tấc, 2 đầu cổ hơi tròn chứ k vuông, dùng 2 cúc, có thể bẻ cổ.

 Cúc áo

+ Áo Tấc: 5 cúc áo xếp thành hình chữ quảng. Cúc làm bằng kim loại, đá, gỗ...dạng tròn, không dùng cúc vải.
+ Minh phục: Thường thì thấy chỉ có 2 cúc ở cổ, không đi thành hình quảng mà kéo chéo luôn xuống vạt eo, thay vì dùng cúc thì dùng nút dây buộc.

 Vạt áo

+ Về thân áo thì nhìn khá kín,  “thân con” của Minh to hơn thân con của Tấc. Cả 2 đều có đường Trung phùng.
+ Tuy nhiên, tà áo của Tấc được may cong và to dần. Trong khi tà áo Minh may thẳng xuống và vuông bằng nhau.
+ Về xẻ tà, gần đây có nghiên cứu mới cho rằng xẻ tà của Việt phục sẽ xẻ ở eo hoặc dưới eo (hông), trong khi xẻ tà của Minh phục thấp hơn ở mông trở xuống. Tuy nhiên, thường thì thấy nhận thấy rất nhiều tà Minh phục (trong phim hoặc trên taobao) xẻ từ eo. Nếu chưa tính theo truyền thống  việc xẻ cao này là hợp lý tính về mặt hình học, vì Minh phục chỉ buộc 2 nút ở thân, ít hơn 1 nút so với ác Tấc, vì vậy phần xẻ tà có thể cao ngang nhau dù tay Minh rộng hơn tay Tấc.

 Tay áo

+ Áo tấc: Tay áo là dạng hình chữ nhật và kéo dài ra, không hề bó nách.
+ Minh phục: Tay áo  nhìn thì giống dạng hình thang hơn, nách chỉ hơi rộng giống nách áo chẽn của mình sau đó phình ra, có 1 góc tay áo đánh cong tròn, có loại cửa tay rộng, nhưng cũng có áo may kín tay chỉ chừa cổ tay

Các loại quần/váy 

Thường thì thấy hiện đại (quần xòe, quần chít ba, chít ba cách tân, váy xếp ly) với Váy Mã diện
Loại quần phổ biến nhất để mặc với áo Tấc là quần ống đứng thì nhìn rất rõ ràng rồi nên sẽ không nhắc đến ở đây nữa. Nhưng đối với các bạn thích mặc theo hướng thời trang, đã đính kèm hình cấu tạo váy Mã diện, nhìn mặt trước, và nhìn nghiêng. Dễ dàng để thấy rằng váy Mã diện giống 1 hình thang, gồm 1 mặt lớn và nhiều nếp xếp nhỏ và các họa tiết dễ phân biệt, ngoài ra chất vải cũng khác, cứng và lấp lánh hơn (không đề cập đến Mã diện là váy quấn quanh eo vì trùm áo vào rồi không nhìn rõ). Thường thì thấy sẽ không nhầm váy mã diện với các loại váy xếp li, váy JK dáng dài, quần lụa dập ly, chít ba cách tân.
Kết lại, những điểm khác nhau rõ nhất là ở cổ, cúc áo, tay, vạt áo.

Sự hồi sinh của cổ phục Việt - Áo tấc

Gần đây, cùng với phòng trào chấn hưng quốc phục đang phát triển mạnh mẽ ở cả ba miền, chiếc áo Tấc đã xuất hiện trở lại ở rất nhiều nơi, không chỉ trong các nghi thức, lễ hội truyền thống mà còn trên nhiều diễn đàn của các hội, nhóm yêu mến cổ phục dân tộc. Việc các đạo diễn đưa áo Tấc vào phim cổ trang, các diễn viên, người mẫu sử dụng trọng các clip, MV ca nhạc… đã góp phần quảng bá mạnh mẽ vẻ đẹp của loại Đồ này đến với công chúng trong và ngoài nước.

Áo tấc tay chẽn được đạo diễn Victor Vũ mang vào bộ phim điện ảnh
Áo tấc tay chẽn được đạo diễn Victor Vũ mang vào bộ phim điện ảnh 
Áo tấc được mang vào gameshow truyền hình thực tế
Áo tấc được mang vào gameshow truyền hình thực tế 

Nắm bắt xu hướng này BBCosplay đã cập nhật thêm các mẫu áo tấc mới tại shop. Bạn có thể tham khảo thêm tại:

Xem thêm tại website: bbcosplay.com

Hoặc ghé trực tiêp của hàng theo địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh. 

Số điện thoại tư vấn hotline: 0947.927.017 

 

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm