Áo Ngũ Thân Là Gì? Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của Áo Ngũ Thân

Hình ảnh cô gái trong tà áo ngũ thân đã đi vào nhiều làn điệu dân ca, nhiều áng thơ văn học. Chúng cũng được coi như một nét đẹp văn hoá của đất nước và con người Việt Nam. Diện áo dài ngũ thân không những độc đáo mà còn nền nã, cuốn hút. 

Áo ngũ thân

Diện áo dài ngũ thân không những độc đáo mà còn nền nã, cuốn hút.

Hiện nay cũng có rất nhiều mẫu áo dài ngũ thân cách tân để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bạn có biết áo ngũ thân là gì không? Nguồn gốc, lịch sử của loại áo này là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Áo dài ngũ thân là gì? Lịch sử áo ngũ thân

Được ra đời từ năm 1744, những chiếc áo dài ngũ thân được coi là Đồ truyền thống của người Việt. Cả nam và nữ đều có những mẫu áo dài ngũ thân của riêng mình. Đi cùng đó là các phụ kiện như guốc mộc, vấn tóc, khăn lươn, giày... Tên gọi của áo dài ngũ thân có được là do cấu tạo của Đồ này. Áo được may ghép từ 5 thân áo, gồm 2 thân trước, 2 thân sau, thân cuối cùng nằm bên phải ở trước nhưng sẽ được may bên trong thân thứ nhất.

Áo ngũ thân

Trước khi áo dài cổ đứng hay còn gọi là áo dài lập lĩnh ra đời thì Đồ được người Việt xưa mặc nhiều nhất là áo cổ chéo (giao lĩnh) và áo cổ tròn (viên lĩnh). Bên cạnh đó còn có một loại áo khác là áo tứ thân. Người đã chọn kiểu dáng và tên cho mẫu áo dài ngũ thân này chính là chúa Nguyễn Phúc Khoát. 

Thiết kế của những chiếc áo lập lĩnh kín đáo, thanh lịch, cổ cao không để lộ hở áo lót bên trong. Mỗi một vạt áo của Đồ này cũng có tượng trưng riêng. Cụ thể 4 vạt áo đối nhau trước sau tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, vạt thứ 5 tượng trưng cho chính bản thân người con, cũng là người mặc áo.

Áo ngũ thân

Thiết kế nối vạt con với vạt cả bằng bâu đệm, cùng với đó là 5 khuy. Năm chiếc khuy này tượng trưng cho nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Khi chúa Nguyễn lên ngôi, áo dài ngũ thân đã trở thành Đồ chính của Kinh thành Huế. Vua Minh Mạng cũng là người giúp Đồ này phổ biến mọi miền từ Bắc đến Nam, tất nhiên phổ biến nhất vẫn là cố đô Huế.

Áo ngũ thân

Hình ảnh đẹp của người con gái Việt Nam

Cấu tạo áo ngũ thân

Cấu tạo của áo ngũ thân nam nữ sẽ có sự khác nhau tuy nhiên không nhiều. Cổ áo của nam sẽ cao hơn cổ áo ngũ thân nữ. Thiết kế vuông và thẳng. Điều này tượng trưng cho tính thẳng thắn và chính trực của nam nhân, quân tử.

Cách may của những chiếc áo ngũ thân nam cũng thể hiện cực rõ những đức tính của một người nam giới như đĩnh đạc, phong thái đường hoàng, bên cạnh đó vẫn có sự khiêm nhường, nhã nhặn. Từng chi tiết cũng rất tinh tế như hoa văn sóng áo, cúc, các đường may phải thẳng, khớp, đều,... Thậm chí đường chỉ khâu còn phải được giấu kín.

Phần tà cắt lượn sống động, ngay cả chân vạt áo cũng cắt cong rất tinh tế. Tất cả các chi tiết cổ áo, khuy và tay áo đều được tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng, đem đến nét thẩm mỹ cùng với công năng sử dụng của mình.

Áo ngũ thân

Cấu tạo áo ngũ thân

Phân loại áo dài ngũ thân truyền thống

Áo Tấc

Áo dài ngũ thân tay tấc là loại áo có thiết kế tay rộng, dài thụng. Đồ này thường được kết hợp cùng với một chiếc quần dài, áo che từ trên cổ xuống qua đầu gối. Cả áo tấc nữ và áo tấc nam đều thiết kế cổ lập lĩnh, cúc cài bên phải và năm tà áo.

Áo ngũ thân

Áo ngũ thân tay thụng

Áo tay chẽn

Loại thứ hai là áo tay chẽn. Thiết kế của áo tay chẽn có sự khác biệt ở phần khuỷu tay. Thiết kế may hẹp khoảng 2 cm bắt đầu từ khuỷu tay đến ống tay. Phần thân trước dài trên mắt cá chân một chút. Dáng ống tay được thiết kế gọn hơn áo tấc.

Áo ngũ thân

Áo dài ngũ thân tay chẽn

Ý nghĩa của áo dài ngũ thân

Áo dài ngũ thân là nét đẹp văn hoá của dân tốc Việt Nam. Áo dài ngũ thân nam thì đem đến vẻ ngoài đĩnh đạc, tư thái oai phong, chính trực. Trong khi đó áo dài ngũ thân nữ thì nhẹ nhàng, nền nã, tôn dáng và che khuyết điểm cơ thể. Áo ngũ thân làm rất tốn công, giá thành lại khá cao nên không được phổ biến như áo dài truyền thống. Tuy nhiên chẳng thể phủ định được vẻ đẹp của Đồ này.

Áo ngũ thân

Ý nghĩa của áo dài ngũ thân

Khi diện lên người chiếc áo ngũ thân cũng đại biểu cho việc bạn khoác lên người ngũ thường (nhân - nghĩa - lễ - trí - tín) và ngũ luân (Đạo quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ và bằng hữu).

Giá trị tinh thần của áo dài ngũ thân

Là một Đồ ý nghĩa, những chiếc áo ngũ thân dần được quan tâm hơn. Tuy nhiên chúng cũng không quá rầm rộ. Hiện nay chỉ thường được mặc nhiều ở Huế, mặc chụp ảnh hay trong một số dịp đặc biệt. Đi kèm với áo dài ngũ thân truyền thống còn có khăn quấn hay còn gọi là khăn đóng.

Thiết kế hình chữ nhân hoặc hình chữ nhất được quấn rối ở mặt trước, mặt sau sẽ được quấn chặt lại để giữ được búi tóc. Chiếc khăn đóng này cũng tượng trưng cho tấm lòng trung hiếu và nhân nghĩa của đấng nam nhi.

Áo ngũ thân

Giá trị tinh thần của áo dài ngũ thân

Một số mẫu áo ngũ thân cách tân và truyền thống đẹp

Tìm kiếm áo ngũ thân đẹp và mặc thoải mái hiện nay thật sự chẳng phải điều dễ dàng. Dưới đây là một số kiểu dáng áo dài ngũ thân mà Cardina tổng hợp, chia sẻ đến các bạn. Cùng tham khảo xem mẫu áo nào đang hot hit nhất nhé.

Áo ngũ thân

Thiết kế gam màu xanh ghi đậm độc đáo, phối cùng quần trắng thanh lịch

Áo ngũ thân

Chất liệu thường được chọn là vải gấm hoặc tơ tằm, mặc rất thoải mái

Áo ngũ thân

Các phụ kiện thường được chọn cùng như kiềng bạc, vòng cổ, mấn đội đầu hay những chiếc quạt xếp

Áo ngũ thân

Ngoài ra ngọc trai cũng là item nàng có thể chọn

Áo ngũ thân

Khoác bên ngoài một chiếc áo khoác lưới mỏng

Áo ngũ thân

Dáng áo tấc cực nền nã, kết hợp với tone màu xanh dương càng cuốn hút hơn

Áo ngũ thân

Chị em ngày nay thường chọn Đồ này để chụp ảnh kỷ niệm

Áo ngũ thân

Chụp ảnh cưới cũng là lựa chọn Đồ của nhiều cặp đôi

Áo ngũ thân

Màu trắng đem đến sự thanh tao, sang trọng

Áo ngũ thân

Trâm cài tóc cũng là cách mix macth thông minh, xinh xắn

Áo ngũ thân

Dáng áo ngũ thân tay chẽn

Áo ngũ thân

Gam màu vàng nổi bật, diện lên nịnh da vô cùng

Áo ngũ thân

Tiếp theo là một chiếc áo dài ngũ thân màu nâu thiết kế đơn giản, dáng tay chẽn trơn không có quá nhiều hoạ tiết

Áo ngũ thân

Rộng rãi nên có thể che khuyết điểm cơ thể rất tốt

Áo ngũ thân

Ngày nay có rất nhiều cô nàng chọn áo dài ngũ thân cách điệu hoặc mix match cùng các item hiện đại như giày Marten, boot,...

Áo ngũ thân

Chụp ảnh e ấp bên đầm sen

Áo ngũ thân

Màu đỏ sẽ là gợi ý không tồi cho những cô gái sắp có tiệc cưới đó nha

Áo ngũ thân

Lấy cảm hứng từ những bông sen hồng, thiết kế độc đáo, giúp nàng tươi tắn như một bông hoa

Áo ngũ thân

Giày dép thì bạn có thể đi guốc mộc, hài, hoặc đi những loại giày cao gót hiện đại

Với nét đẹp đầy giản dị và mộc mạc, áo dài ngũ thân ngày càng được nhiều người yêu thích. Đặc biệt giới trẻ ngày nay cũng cực mê mẩn những item truyền thống này. Hi vọng những chia sẻ mà chúng tôi đem đến trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về áo ngũ thân; biết cách mix match, hiểu được ý nghĩa cũng như lịch sử của áo dài ngũ thân - item mang văn hoá của dân tộc.

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm