5 Điểm Nổi Bật Của Đồ Truyền Thống Trung Quốc

Trong suốt tiến trình hơn 5000 năm lịch sử với rất nhiều thay đổi về Đồ truyền thống qua mỗi thời kỳ nhưng Trung Quốc vẫn luôn giữ được vẻ đẹp riêng, những dấu ấn riêng có của đất nước tỷ dân này. Dưới đây là 5 điểm nổi bật về Đồ truyền thống Trung Quốc bạn nên biết.

1. 5 điểm nổi bật của Đồ truyền thống Trung Quốc

1.1. Thiết kế

Đồ truyền thống Trung Quốc thường được cắt thẳng và có phom dáng khá to, rộng rãi so với người mặc giúp mang lại sự thoải mái và dễ chịu. Đặc biệt đất nước này luôn đề cao sự hài hòa trong tổng thể của mỗi bộ Đồ truyền thống nên dù thiết kế váy áo nhiều tầng nhiều lớp nhưng nhìn không bị rườm rà, ngược lại toát lên vẻ thướt tha, uy nghi, sang trọng.

Thiết kế của Đồ truyền thống Trung vô cùng rộng rãi
Thiết kế của Đồ truyền thống Trung vô cùng rộng rãi

1.2. Màu sắc

Màu sắc được sử dụng của Đồ truyền thống Trung Quốc khá là đa dạng, gần như có tất cả các màu khác nhau. Riêng với hoàng đế và hoàng tộc thì vẫn ưu tiên sử dụng các màu đỏ, vàng. Ngoài ra, vào những dịp quan trọng như đám cưới, Tết hay các ngày lễ truyền thống thì màu đỏ vẫn là ưu tiên số 1 của người dân Trung Quốc.

Màu đỏ là lựa chọn hàng đầu vào đám cưới của các cặp đôi Trung
Màu đỏ là lựa chọn hàng đầu vào đám cưới của các cặp đôi Trung

1.3. Giới tính

Đối với nữ thì Đồ sẽ đa dạng, nhiều phụ kiện đi kèm và rất cầu kỳ, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Còn với nam giới sẽ đơn giản hơn rất nhiều, thường chỉ gồm quần áo lót, áo khoác ngoài, quần dài và trâm cài tóc.

Đồ của nữ nhiều phụ kiện và có phần rườm rà hơn so với nam
Đồ của nữ nhiều phụ kiện và có phần rườm rà hơn so với nam

1.4. Chất liệu

Trải qua nhiều thời đại, vải may Đồ truyền thống Trung Quốc thay đổi liên tục, chất liệu lanh, cotton hay lụa đều đã được sử dụng. Trong đó, lụa là chất liệu được lựa chọn nhiều nhất bởi sự sang trọng, quý phái và cảm giác thoải mái mang lại cho người mặc.

Đồ truyền thống Trung Quốc được thiết kế với đa dạng chất liệu
Đồ truyền thống Trung Quốc được thiết kế với đa dạng chất liệu

1.5. Lịch sử

Qua từng giai đoạn lịch sử, Đồ truyền thống của Trung Quốc luôn sở hữu những dấu ấn nổi bật và riêng biệt, biểu trưng cho từng giai đoạn. Ví dụ Đồ thời Hạ hướng tới sự đơn giản với màu đen, lam chủ đạo. Trong đó áo thường có màu vàng, tượng trưng cho trời, quần màu đen tượng trưng cho đất.

Còn thời Tần, thường dân chỉ được mặc màu trắng, trong khi các bậc đế vương, vương hậu sẽ mặc Đồ của tầng lớp quý tộc, điển hình là long bào, mũ ngọc để phân biệt rõ giai cấp.

Mỗi giai đoạn, Đồ truyền thống Trung sẽ có nét đẹp riêng
Mỗi giai đoạn, Đồ truyền thống Trung sẽ có nét đẹp riêng

2. Giới thiệu Đồ truyền thống Trung Quốc qua 10 thời đại

Trung Quốc là quốc gia đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với rất nhiều thời đại khác nhau. Ở mỗi thời đại, Đồ truyền thống có một điểm nổi bật riêng mà chỉ cần nhìn vào đã nhận ra đó là Đồ truyền thống của thời đại đó.

2.1. Đồ truyền thống Trung Quốc thời Hạ

Nhà Hạ (khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN) là triều đại phong kiến đầu tiên và cũng là triều đại khởi nguồn cho Đồ truyền thống của Trung Quốc. Cả Đồ cho nam và nữ ở triều đại này đều khá đơn giản gồm áo trên và quần dưới với màu đen và vàng là hai màu chủ đạo. Theo đó, ở phần trên của Đồ là màu đen tượng trưng cho trời (triều đại nhà Hạ quan niệm rằng bầu trời là màu đen) và màu vàng ở phần dưới tượng trưng cho đất.

Đồ thời Hạ khá đơn giản với hai màu đen và vàng chủ đạo
Đồ thời Hạ khá đơn giản với hai màu đen và vàng chủ đạo

2.2. Đồ truyền thống Trung Quốc thời Chu

Đồ truyền thống thời Chu (1046 TCN - 256 TCN) có sự phức tạp hơn so với thời Hạ ở phần tay áo, cổ áo và vạt quần/ váy. Tay áo có hai loại là ống rộng và nhỏ, cổ áo được gấp lại và vắt sang bên trái, vạt váy thì có thể ngắn đến gối hoặc dài chùm bàn chân. Đặc biệt là Đồ ở thời này không dùng cúc hay khuy mà dùng đai lưng thắt lại ở eo và có thể dắt ngọc bội ở phần đai.

Đồ truyền thống nam nữ tiêu biểu cho thời nhà Chu
Đồ truyền thống nam nữ tiêu biểu cho thời nhà Chu

2.3. Đồ truyền thống thời Tần tại Trung Quốc

Nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) có sự thay đổi khá lớn về Đồ với những họa tiết và hoa văn tinh xảo hơn trước rất nhiều. Ở triều đại này, Tần Thủy Hoàng (Hoàng đế) quy định chỉ vua được mặc long bào, đội mũ ngọc màu vàng và đen, những người trong hoàng tộc thì Đồ sẽ được thêu hoa văn còn thường dân chỉ được phép sử dụng Đồ đơn giản, màu trắng hoặc đơn sắc.

Đồ truyền thống thời nhà Tần của Trung Quốc
Đồ truyền thống thời nhà Tần của Trung Quốc
Minh họa Đồ truyền thống ở nhiều cấp bậc của thời nhà Tần
Minh họa Đồ truyền thống ở nhiều cấp bậc của thời nhà Tần

2.4. Đồ truyền thống thời Hán

Triều đại nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) có Đồ khá giống thời Tần nhưng màu sắc lại có phần tươi tắn và đa dạng hơn. Ngoài ra, ở thời này đã để ý đến việc thêm các phụ kiện làm điểm nhấn giúp Đồ nổi bật. 

Đồ truyền thống thời nhà Hán đã có những điểm nhấn trên Đồ
Đồ truyền thống thời nhà Hán đã có những điểm nhấn trên Đồ

2.5. Đồ truyền thống thời Đường

Có thể nói thời Đường (618 - 907) là triều đại thịnh vượng nhất của Trung Quốc vì thế Đồ truyền thống cũng có những thay đổi lớn theo hướng cởi mở hơn. Ngược lại với sự “kín cổng cao tường” của Đồ ở các triều đại trước đó, Đồ thời Đường khoe khéo được nét đẹp trên cơ thể. Với thiết kế tinh tế, các mẫu Đồ của nữ giới sẽ để lộ phần cổ và xương quai xanh tôn lên vẻ quyến rũ của người phụ nữ.

Ngoài ra, màu sắc của Đồ cũng không còn đơn điệu như các thời trước (chủ yếu là trắng, đen, đỏ) mà đã có sự kết hợp màu sắc trông hài hòa hơn trên Đồ. Nhưng màu vàng kim và chất vải quy vẫn là dành riêng cho nhà vua và hoàng hậu thời bấy giờ.

Đồ thời Đường với thiết kế để lộ phần cổ và xương quai xanh tôn lên nét đẹp của người phụ nữ
Đồ thời Đường với thiết kế để lộ phần cổ và xương quai xanh tôn lên nét đẹp của người phụ nữ

2.6. Đồ truyền thống Trung Quốc thời Tống

Đồ ở thời Tống (960 - 1279) được đánh giá là có màu sắc trung tính hơn thời Đường và sở hữu một thiết kế vô cùng sang trọng, trang nhã. Cả nam và nữ đều mặc áo ngắn ở bên trong, ống tay bó sát và bên ngoài là áo khoác cùng ống tay rộng, phần eo sẽ có thắt lưng. Riêng nam sẽ mặc quần và nữ mặc váy xòe rộng ở bên dưới.

Thiết kế váy xòe rộng của Đồ truyền thống Trung thời Tống
Thiết kế váy xòe rộng của Đồ truyền thống Trung thời Tống

2.7. Đồ truyền thống thời Nguyên

Thời Nguyên (1295 - 1368) do chịu sự thống trị của người Mông Cổ nên Đồ thời kỳ này cũng mang đậm nét văn hóa độc đáo của Mông Cổ. Phụ nữ trong hoàng tộc sẽ đội thêm một chiếc mũ có chóp cao và dài, mặc một chiếc áo choàng rộng từ vải lụa thêu kim tuyến màu đỏ lấp lánh. Phụ nữ ở tầng lớp thấp hơn sẽ chỉ dùng áo choàng màu đen đơn giản.

Đối với nam giới thì đa phần mặc trường bào ngắn và bó, phần eo có nhiều nếp gấp để việc cưỡi ngựa được dễ dàng hơn. 

Đồ truyền thống Trung Quốc thời nhà Nguyên
Đồ truyền thống Trung Quốc thời nhà Nguyên

2.8. Đồ truyền thống thời Minh của Trung Quốc

Triều đại nhà Minh (1368 - 1644) có Đồ truyền thống khá giống thời nhà Đường. Điểm khác biệt là Đồ cho nữ giới thời này có đến ba nếp gấp và phần váy ở dưới thì xòe rộng hơn.

Nữ giới nhà quý tộc thường mặc áo choàng dài, tay áo rộng, màu sắc sặc sỡ và thêu rất nhiều hoa văn. Còn thường dân chỉ mặc Đồ màu nhạt, gồm áo ngắn và váy dài, phần eo được thắt dây lụa. Với nam giới làm quan thì mặc áo liền thân, đội khăn xếp; thường dân mặc áo ngắn và đầu đội khăn.

Đồ dành cho nhà quý tộc ở thời Minh
Đồ dành cho nhà quý tộc ở thời Minh

2.9. Đồ truyền thống thời Thanh

Lúc này thời nhà Thanh (1636 - 1912) chịu sự thống trị của người Mãn Châu nên Đồ thời này cũng mặc theo Mãn phục. Tay áo được thiết kế khá nhỏ gọn, cổ áo cao và kín kẽ, nút áo được đặt phía ngực phải.

Đồ thời nhà Thanh có thiết kế tay nhỏ gọn hơn trước rất nhiều
Đồ thời nhà Thanh có thiết kế tay nhỏ gọn hơn trước rất nhiều

2.10. Đồ Trung Quốc thời dân quốc và hiện đại

Thời dân quốc (1912 - 1949) và hiện đại của Trung Quốc ra đời sườn xám - Đồ mang tính biểu tượng của dân tộc Trung. Sườn xám có thiết kế liền thân với khuy cài phía trước, với nam giới sẽ mặc kết hợp áo ngắn cùng với quần dài. Đồ này rất đa dạng về thiết kế và họa tiết, ngày một sáng tạo, mang nét đẹp truyền thống hài hòa với hiện đại.

 Sườn xám - nét văn hóa đặc trưng của Trung Quốc
 Sườn xám - nét văn hóa đặc trưng của Trung Quốc

Cho đến tận bây giờ, sườn xám vẫn luôn là biểu tượng riêng, tượng trưng cho nét đẹp của người phụ nữ Trung - quyến rũ, phóng khoáng nhưng không kém phần thanh lịch, quý phái. Hơn nữa, Đồ này cũng rất được yêu thích ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm