Wibu Là Gì? Cách Nhận Biết Một Người Có Dấu Hiệu Wibu?

Mỗi khi có ai nhắc hay khen về nước Nhật, có hành động giống người Nhật hay nói tiếng Nhật thì lại bị mọi người hỏi “Bạn là Wibu hả?”, thậm chí có nhiều người tỏ ra không thích những người được cho là Wibu này. Tại sao vậy? Hãy cùng Otakul tìm hiểu xem Wibu là gì và dấu hiệu để nhận biết một người có phải là Wibu hay không nhé!

Wibu là gì?

Wibu thực chất chỉ là một từ do người Việt Nam tự đặt ra dựa trên từ chính là Weeaboo. Trong khi Weeaboo có nghĩa ám chỉ một người “Nhật da trắng” (người phương Tây cuồng văn hóa Nhật) thì Wibu ám chỉ một người “Nhật da vàng” (người Việt cuồng văn hóa Nhật). Từ này đang được sử dụng rất rộng rãi tại Việt Nam.

Wibu là gì?

Wibu và Otaku có khác nhau hay không? 

Nếu không tìm hiểu kỹ thì rất nhiều người dễ nhầm lẫn giữa Wibu và Otaku. Tuy nhiên thì bản chất của 2 khái niệm này là khác nhau nhé. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Ben cập nhật ngay một số thông tin dưới đây nhé:

* Wibu

– Wibu chỉ những người nước ngoài phát cuồng và tôn thờ văn hóa Nhật Bản một cách quá lố theo chủ nghĩa “Wibu never die”. Những người này thường có những hành vi rất lố lăng, quá khích dẫn đến những hành động không đúng chuẩn mực xã hội.

– Wibu ám chỉ phê phán và châm biếm những người cuồng văn hóa Nhật Bản một cách thái quá. Họ bị tẩy chay mạnh mẽ trong cộng đồng những người yêu văn hóa Nhật Bản một cách chân chính.

* Otaku

– Otaku chỉ những người Nhật Bản phát cuồng với thế giới anime, manga. Là những người đam mê thực sự và có hiểu biết sâu rộng về thế giới anime hay manga,… Thường thì những người Otaku thường chỉ quan tâm đến những thứ mà họ yêu thích, không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

– Tại Nhật Bản, Otaku mang ý nghĩa khá tiêu cực và bị kỳ thị, nhưng đối với những nước khác như Việt Nam, Mỹ,… lại mang ý nghĩa tích cực hơn. Đồng thời được tôn trọng hơn Wibu và thường dùng để chỉ fan cứng của anime và manga.

wibu và otaku
Wibu và Otaku mang 2 ý nghĩa khác biệt nhau

Thế nào được gọi là cuồng văn hóa Nhật quá mức?

Wibu không ám chỉ tất cả những người yêu quý nước Nhật, văn hóa Nhật hay những bộ phim Anime, Manga Nhật. Wibu ra đời chỉ để phân biệt một người cuồng văn hóa Nhật quá mức, những người này có biểu hiện như sau:

1 – Ham mê phim Nhật

Bạn có thể dành thời gian rảnh để xem những tập phim Nhật, nhưng Wibu thì ham mê đến mức chỉ muốn “cày” hết tập này đến tập khác, không nỡ rời mắt hoặc tranh thủ từng giây phút một để được xem phim Nhật. Ở Việt Nam, hầu hết các phim Nhật được chú ý là thuộc thể loại Anime.

Ham mê phim Nhật

2 – Hành động giống như trong phim Nhật

Phim là phim, nó không phải là hiện thực. Nhưng những Wibu dường như đang sống trong thế giới phim vậy, họ hành động y như trong phim, cosplay quá lố trong những ngày bình thường (nếu là lễ hội hóa trang thì sẽ không thành vấn đề).

3 – Sử dụng tiếng Nhật bừa bãi

Tại sao gọi là bừa bãi? Vì khi giao tiếp với bạn bè người Việt, nếu những người không học tiếng Nhật, không xem phim Nhật, họ sẽ chẳng thể nào hiểu nổi bạn đang nói gì. Thỉnh thoảng lại chêm thêm một vài từ Nhật vào trong câu chuyện sẽ khiến mọi người rất khó chịu.

4 – Bênh vực phim thái quá

Ở quốc gia nào cũng có những bộ phim hay xuất sắc hoặc cũng có những bộ phim dở ẹc. Nhưng Wibu lúc nào cũng khăng khăng và bênh vực các bộ phim Nhật. Nhật Bản là nhất. Thậm chí điên cuồng Nhật bản còn hơn chính người dân bản địa.

5 – Tỏ ra hiểu biết về nước Nhật

Có những người chẳng biết chút gì về Nhật Bản nhưng luôn tỏ ra mình “đã từng sống ở đó”. Họ tỏ ra mình am hiểu Nhật Bản và yêu điên cuồng Nhật Bản.

Đây cũng chính là một số dấu hiệu nhận biết một người có phải là Wibu hay không.

Việc yêu thích một văn hóa của quốc gia nào đó không hề xấu, thậm chí còn tốt bởi nó sẽ giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết. Thế nhưng những biểu hiện quá mức độ như trên đã khiến nhiều người không thích Wibu, thậm chí còn cảm thấy họ rất phiền phức và lố lăng. Hầu hết những Wibu đều là thuộc tầng lớp trẻ tuổi, còn có những suy nghĩ và hành động chưa chín chắn gây khó chịu cho người khác.

Vậy làm thế nào để không trở thành Wibu?

Từ những nguyên nhân khiến Wibu bị kỳ thị được liệt kê ở trên, chúng ta có thể rút ra được cách làm thế nào để tránh khỏi việc trở thành Wibu.

Tìm hiểu thực sự về Nhật Bản

Ngưng “thần thánh hóa” Nhật Bản

Hãy dừng tôn vinh Nhật Bản một cách thái quá, sử dụng ngôn ngữ Nhật đúng hoàn cảnh (khi trò chuyện cùng những người yêu thích tiếng Nhật) và hạn chế có những hành động “lố bịch” bắt chước phim Nhật.

Tìm hiểu thực sự về Nhật Bản

Nếu bạn thực sự yêu Nhật Bản, yêu văn hóa và những bộ phim Nhật, cách tốt nhất để không bị người khác cho rằng mình là Wibu đó là hãy học tập và tìm hiểu về Nhật bản một cách nghiêm túc. Khi bạn sử dụng tiếng Nhật hay nói về văn hóa Nhật, mọi người cũng sẽ thấy rất bình thường bởi bạn học là vì yêu chứ không phải vì cuồng.

Kết luận

Wibu là gì? Tất cả đã được trả lời trong bài viết trên đây. Việc yêu thích một quốc gia hay phim truyện của họ chẳng có gì là xấu, nhưng cách mà Wibu thể hiện nó khiến nhiều người không thể nào yêu thương được. Bạn có muốn biến mình thành một Wibu không? Nếu không hãy học cách điều chỉnh bản thân mình thật tốt.

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm