Tục Khất Thực Của Nhà Sư

Với phần lớn dân số theo đạo Phật, người dân Thái Lan rất sùng kính nhà sư.

Chỉ cần thấy một nhà sư đi trên đường là mọi người đều dừng lại cúi chào, và nếu là sư khất thực thì họ sẽ cúng tiến bất cứ thứ gì họ có bên mình.

Dân chúng đứng hoặc ngồi hai bên đường trong tư thế quy thiền, bên cạnh là những giỏ hoa quả, gạo thóc, lương khô và thậm chí tiền bạc, đợi khi nhà sư đi tới thì bỏ vào chiếc bát khất thực với một thái độ niềm nở và cung kính. Người ta không xem việc nhà sư khất thực là việc xin cơm thông thường và cũng không xem việc tiến phúng trang phục ăn thức uống là việc làm nhân đạo, mà xem đó là một lễ nghi, một cách hành xử cao đẹp đối với bậc tu hành. Tâm ý cúng trang phục ăn thức uống cho nhà sư chính là cúng tiến cho đền chùa, cho đức tin của chính bản thân nhằm hướng tới sự giải thoát về cõi Niết Bàn.

Tư trang mà mỗi nhà sư Thái Lan được mang theo gồm 8 vật: 3 chiếc áo cà sa, 1 chiếc bát, 1 con dao cạo, 1 cây kim, 1 cái thắt lưng vải và 1 chai nước. Chiếc áo cà sa và bát khất thực là vật dùng quan trọng nhất gắn với tích nhà Phật. Chuyện rằng, khi Đức Phật ngồi tịnh tâm dưới gốc cây bồ đề, nghĩ Ngài là một vị thần của cây bồ đề, một phụ nữ trẻ đã đến dâng cúng một chiếc bát bằng vàng chứa đầy gạo. Ngài đã chia số gạo ấy thành 49 phần, mỗi ngày dùng một phần cho đến khi đắc đạo. Không coi trọng của cải, Ngài đã thả chiếc bát quý xuống sông. Chiếc bát khất thực vì vậy vừa là vật thu nhận lương thực - tấm lòng của mọi người, vừa là vật nhắc nhở nhà sư nhớ tới lời dạy của Đức Phật phải sống giản dị, không cần tài sản và phải biết quên đi những dục vọng, quên mình để hướng tới cuộc sống vĩnh hằng.

Những chiếc bát khất thực ở Thái Lan đã có từ cách đây hơn 2.500 năm. Đầu tiên bằng đất, song do dễ vỡ, nên đến thế kỷ 19 thời vua Mongkut (Rama IV), chúng được làm bằng thép và nay là đồng, vàng, bạc, thủy tinh...

Ở Thái Lan, có nhiều nơi chuyên sản xuất bát khất thực dành cho người xuất gia. Một địa chỉ nổi tiếng là làng Soi Ban Bat, hơn trăm năm nay chuyên sản xuất bát khất thực bằng thủ công. Để làm một chiếc bát, phải trải qua nhiều công đoạn từ cắt lá thép, gò, đánh bóng và sơn dầu. Theo triết lý nhà Phật, mỗi chiếc bát được ghép từ 8 mảnh thép, tương ứng với 8 nan hoa của chiếc xe Dharma (Pháp). Sau đó, thợ sẽ đánh bóng các điểm ráp nối bằng muối đồng rồi đưa qua lửa để chúng liền mặt. Chiếc bát tiếp tục được gò tròn, đánh bóng và sơn màu đen huyền, cũng có nơi bát màu vàng hoặc trắng do làm từ thép không gỉ. Cả ngày mỗi thợ chỉ làm được một chiếc bát. Và giá một chiếc bát thủ công cỡ vừa khoảng 1.000 baht.

Mỗi nhà sư đều phải coi trọng chiếc bát khất thực. Khi mới xuất gia, nhà sư trẻ được giao cho một chiếc bát trong năm năm phải giữ gìn, không được để rơi, mất hay hỏng. Nhằm thuận tiện cho việc đi lại, mang bên mình, các vị luôn treo chiếc bát trên một chiếc dây vải hoặc một túi xách quàng qua vai.

Các nhà sư khất thực thường đi theo nhóm. Với nhóm lớn, luôn có một chú tiểu đi sau giúp mang đồ.

Từ 5 giờ sáng, các vị đã rời chùa đi chân đất dọc tuyến phố, trong tư thế cúi đầu im lặng. Người dân đã chờ sẵn bên đường. Nhiều lái xe khi nhìn thấy các vị đều dừng lại, tháo dép dâng thức ăn, cúi lạy và để được các vị đọc kinh chúc phúc. Chỉ vài lần dừng chân, chiếc bát khất thực đã đầy bánh kẹo và cơm gạo. Theo người Thái, các nhà sư là hình ảnh của Đức Phật, và việc các vị tiếp nhận quà bánh của họ là một cách ban phước vì nếu không người dân sẽ rất áy náy. Với phụ nữ, việc tiến phúng càng quan trọng, bởi theo tục, trước khi lập gia đình, nam giới phải vào chùa một thời gian và cũng đi khất thực nên gia đình, hàng xóm, bạn gái phải tiến phúng tỏ lòng nuôi dưỡng con em.

Sau khoảng một giờ, các nhà sư trở lại chùa. Lúc này, cha mẹ của các vị sư trẻ đã đợi sẵn. Rất lễ phép họ đều cung kính cúi lạy trước con cháu mình. Các vị sư trẻ ăn thức ăn do cha mẹ dâng tiến trước, sau đó mới ăn thức ăn khất thực. Các nhà sư không được ăn một mình, mà chia đều cho những người đang tá túc tại chùa. Mỗi nhà sư thường chỉ ăn một bữa và phải tuân theo 227 điều luật, trong đó có 4 điều luật căn bản nếu vi phạm sẽ bị đuổi khỏi chùa, đó là không được ăn cắp, sát sinh, ham mê sắc dục và khoác lác về những điều đã được dạy.

Phong tục khất thực ở các nhà sư Thái Lan có ý nghĩa nhân sinh thật to lớn, không chỉ giúp các vị tiếp xúc với đời thường mà còn nhân lên tấm lòng thơm thảo ở mỗi người dân.

TỤC KHẤT THỰC CỦA NHÀ SƯ

 

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm