Những Dạng Cổ Áo Phổ Biến Ở Phương Đông Xưa

NHỮNG DẠNG CỔ ÁO PHỔ BIẾN Ở PHƯƠNG ĐÔNG XƯA

Bài này xin được nói qua về một số dạng cổ áo thường xuất hiện trong y phục Việt Nam và các nước phương Đông xưa.

Trực lĩnh (直領)

Từ “trực lĩnh” có nghĩa là cổ thẳng. Khái niệm trực lĩnh chưa được thống nhất. Trần Quang Đức trong quyển Ngàn Năm Áo Mũ trích lời của Thích Danh trong Thích Y Phục rằng, “Trực lĩnh, cổ áo chếch thẳng xuống, giao nhau ở dưới.” (Nguyên văn: 直領,領邪直而交下)

Theo lời giải thích trên thì trực lĩnh là giao lĩnh (loại áo có cổ giao nhau). Tuy nhiên, ở một số nguồn tiếng Trung ngày nay, trực lĩnh còn được dùng để chỉ loại áo đối khâm.

Vì vậy, người viết tạm cho rằng trực lĩnh có thể chỉ hoặc giao lĩnh hoặc đối khâm.

Giao lĩnh (交領)

Giao lĩnh là dạng áo có cổ giao nhau. Đây là loại áo cổ xưa nhất trong văn minh Hoa Hạ, được thấy rất nhiều trên các tượng đời Hán. Cổn Miện – phục sức cao nhất của bậc đế vương, chỉ được dùng trong những dịp tế trời – luôn là dạng giao lĩnh vì tuân theo lệ xưa.

Giao lĩnh hiện diện trong Đồ của cả bốn nước đồng văn phương Đông. Tại Việt Nam trước thời hậu kỳ Lê Trung Hưng, giao lĩnh kế thừa hình dạng thời Hán – Đường – Tống, có cổ rộng hơn và trũng hơn so với giao lĩnh thời Minh, khi mặc thì đường cổ võng hơn. Từ thời Lê Trung Hưng hậu kỳ về sau, giao lĩnh Việt bắt đầu mang một số nét ảnh hưởng từ giao lĩnh Minh: cổ cao hơn, kín hơn, đường cổ thẳng hơn, có đính hộ lĩnh.

cổ áo
cổ áo

Hiện vật giao lĩnh thời Minh.Hoàng hậu triều Tống vận giao lĩnh.Hoàng hậu triều Tống vận giao lĩnh.Hoàng hậu triều Minh mặc giao lĩnhTượng người đàn ông vận giao lĩnh triều LêNgười thời Lê Trung Hưng mặc giao lĩnh vạt dài.Giao lĩnh triều NguyễnHiện vật giao lĩnh thời Nguyễn

Ngoài ra, giao lĩnh triều Lê có 6 thân, phần cổ vạt trong chếch xuống với độ dốc tương đương cổ vạt ngoài. Ở giao lĩnh triều Nguyễn, ta thấy độ dốc hai bên cổ không đều nhau: phần cổ vạt ngoài chếch hẳn sang một bên, nhưng phần cổ vạt trong buông thẳng xuống, không chếch như vạt ngoài. Có thể do giao lĩnh triều Nguyễn không buộc gút vạt bên trong, hoặc giao lĩnh triều Nguyễn chỉ có 5 thân (như thụ lĩnh).

Viên lĩnh (員領) / Đoàn lĩnh (團領)

Viên lĩnh hay đoàn lĩnh là dạng áo cổ tròn, vẫn dùng dải gút để buộc như giao lĩnh. Chưa rõ dạng áo này xuất hiện từ bao giờ, nhưng nó trở nên thịnh hành vào thời Đường.

Tại Việt Nam, viên lĩnh thường được dùng làm bào phục, mặc ngoài áo giao lĩnh lót trong. Áo bào thiết triều của vua quan Việt từ triều Lý đến Nguyễn hầu hết đều là viên lĩnh. Áo quái khoác bởi nhạc công, vũ công cũng thế. Vào triều Nguyễn, một số áo viên lĩnh khoác ngoài được thay bằng thụ lĩnh (áo cổ đứng), song kết cấu vẫn không thay đổi nhiều.

Hiện vật giao lĩnh thời Triều Tiên của Hàn QuốcVua Trần Anh Tông cùng các quan thời Trần vận viên lĩnh.Nguyễn Trãi vận bổ phục viên lĩnh.Chúa Nguyễn ở Đàng Trong vận bào phục viên lĩnh.Quan văn võ thời Lê Trung Hưng vẫn bổ phục viên lĩnh.Phụ nữ Đàng Trong vận viên lĩnh không tay, quấn thường bên ngoàiCung nữ thời Lê Trung Hưng vận viên lĩnh bán tí, thường quấn dưới áo.Vũ nữ thời Lê vận viên lĩnh không tay, thường quấn dưới áo.Ca nương thời Nguyễn vận viên lĩnh không tay

Lập lĩnh (立領) / Thụ lĩnh (豎領)

Là dạng áo cổ đứng. Áo cổ đứng lần đầu tiên xuất hiện vào triều Minh, về cơ bản không khác gì viên lĩnh, vẫn dùng dải gút để buộc, chỉ đính thêm cổ đứng. Thời Minh cũng xuất hiện loại thụ lĩnh xẻ giữa và không kéo vạt, cài khuy.

Triều Thanh và triều Nguyễn cùng học hỏi thụ lĩnh từ Minh, nhưng mỗi nơi lại đi theo 1 xu huớng khác nhau do mục đích học hỏi khác nhau. Triều Thanh ở vùng lạnh giá, nên học Minh cốt là để sử dụng cái cổ đứng, vậy nên áo lập lĩnh của Thanh cổ thường dựng rất cao mà đường kéo vạt áo thì biến đổi tùy ý, thường uốn lượn như 1 cách thức trang trí, có khi lại kéo chưa đến nách, có khi lại là loại xẻ giữa. Triều Nguyễn thì cốt chỉ muốn có chút khác biệt với kiểu áo cổ xưa thời Lê, nhưng vẫn muốn bảo lưu nền tảng truyền thống, vậy nên cổ dựng không cao mà luôn thấp, còn lại thì không khác gì áo đoàn lĩnh, đặc biệt vạt luôn kéo hẳn sang bên nách như các loại áo ngũ thân khác.

Ở Việt Nam xưa cũng có kiểu áo cổ đứng xẻ giữa, được một bộ phận dân phu và binh lính xưa dùng, ta gọi là áo khách xẻ giữa.

Thụ lĩnh triều MinhThụ lĩnh triều MinhThụ lĩnh triều Minh xẻ giữa12316092_462846383907244_9084050299835942494_nThụ lĩnh triều ThanhThụ lĩnh triều ThanhThụ lĩnh triều NguyễnThụ lĩnh triều NguyễnThụ lĩnh triều Nguyễn - mãng bào của quan.

Đối Khâm (對襟)

Chữ Khâm (襟) có nghĩa là vạt áo trước. Đối Khâm là dạng áo có hai vạt trước đặt song song nhau, thường để buông thỏng.

Tuỳ vào thời đại, đối khâm còn có những tên như bối tử 褙子 (thời Tống), phi phong (thời Minh), và nhật bình (thời Nguyễn). Mỗi thời đại, kiểu dáng sẽ thay đổi đôi chút.

Không như giao lĩnh và viên lĩnh (có 6 thân), hay thụ lĩnh triều Nguyễn (có 5 thân – còn được gọi là ngũ thân), đối khâm chỉ có 4 thân nên dân gian còn gọi là tứ thân.

Bối tử triều TốngBối tử triều TốngĐồ triều Tống với bối tửPhụ nữ triều Tống vận bối tửBối tử triều MinhĐồ triều Minh với bối tử khoác ngoàiPhi phong triều MinhTranh phụ nữ triều Minh khoác phi phongNhật Bình triều Nguyễn12033067_444985602359989_3095565495914154738_nHoàng hậu Nam Phương vận Nhật Bình triều NguyễnBúp bê Việt vận tứ thân

 

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm