Một Số Loại Hình Kiến Trúc Phổ Biến Ở Phương Đông

MỘT SỐ LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC PHỔ BIẾN Ở PHƯƠNG ĐÔNG

Bài viết này nhằm giới thiệu một số dạng công trình kiến phổ biến ở các nước Á Đông.

Các loại hình kiến trúc phổ biến ở phương Đông nhìn chung có thể được chia làm hai nhóm dựa trên lịch sử tiến hoá.

Nhóm 1 là kiến trúc đặc trưng và phổ biến vào thời Đường. Gồm:

Huyền sơn

Vũ điện

Trùng thiềm

Hiết sơn

Tứ giác toàn tiêm.

Những kiến trúc truyền thống của Nhật Bản, Hàn Quốc còn lại ngày nay chủ yếu thuộc nhóm này.

Nhóm 2 là là đặc trưng kiến trúc Tống, kế thừa đến Minh Thanh. Gồm:

Ngạch sơn

Quyển bằng

Viên toàn tiêm

Khôi đính

Bát giác lâu.

Những kiến trúc Trung Quốc, Việt Nam còn lại ngày nay chủ yếu thuộc nhóm này.

Ảnh sau sẽ cho mọi người cái nhìn tổng quan về hình dạng những loại kiến trúc vừa kể.

 

MỘT SỐ LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC PHỔ BIẾN Ở PHƯƠNG ĐÔNG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC PHỔ BIẾN Ở PHƯƠNG ĐÔNG

Sau đây xin được nói chi tiết về từng dạng kiến trúc:

1. Huyền Sơn

Huyền Sơn vốn nhiều dạng, nhưng thuật ngữ này chủ yếu ám chỉ Huyền Sơn dạng Tiêm Sơn, có sơn tường đỉnh nhọn phổ biến vào thời Đường, đối lập với Quyển Bằng là dạng đỉnh cong thời Tống-Minh-Thanh.

Đây là dạng nhà có 2 mặt mái. Mái nhô ra một đoạn khỏi Sơn Tường (Chữ “Huyền” nghĩa là treo lơ lửng, ám chỉ 2 rìa của mái lơ lửng giữa không trung).

Kiểu nhà này vì thùy tích kéo dài đến nóc mái nên không có thang tích, hay nói cách khác, thùy tích và thang tích chập lại làm một.

Sơn Tường nhà Huyền Sơn còn được gia cố thêm kèo cột ốp sát vào tường. Dạng nhà này thường được dùng làm tòa nhà nhỏ, thứ yếu trong quần thể cung điện, chùa chiền và là nhà chính trong nhà ở của người dân nói chung.

 

Kiến trúc Huyền Sơn
Kiến trúc Huyền Sơn

2. Ngạnh Sơn

Có kiểu dáng tương tự như Huyền Sơn, nhưng hai rìa mái không nhô ra khỏi sơn tường. Ngạnh Sơn có tường chủ yếu làm bằng gạch đá, không như Huyền Sơn có tường chủ yếu bằng gỗ.

Kiến trúc Ngạnh Sơn tại Trung Quốc (trên) và Việt Nam (dưới).
Kiến trúc Ngạnh Sơn tại Trung Quốc (trên) và Việt Nam (dưới).

 

3. Vũ điện

Đây là công trình thuộc loại cổ xưa nhất, về sau này lại là dạng công trình cấp cao nhất (có lẽ do người phương đông nệ cổ), có 4 mặt mái nhô ra khỏi sơn tường và đều lợp ngói, không có sơn hoa (tức đầu hồi tam giác).

Tại Việt Nam, công trình này chỉ thỉnh thoảng được thấy trên một số dấu tích còn sót lại như trên các lăng mộ thời Lê. Thời Nguyễn hầu như không có vết tích nào.

4. Hiết Sơn

Dạng kiến trúc này có rìa bờ mái chĩa ra khỏi Sơn Tường như Huyền Sơn, nhưng phía 2 mặt sơn tường còn có thêm 2 mặt mái nữa. Hiết Sơn còn gọi là Cửu Tích vì có 9 đường mái ( 1 chính tích, 4 thùy tích, 4 thang tích).

 

Kiến trúc Hiết Sơn
Kiến trúc Hiết Sơn

5. Tứ Giác Toàn Tiêm

Còn gọi là Tứ phương Toàn Tiêm. Loại nhà gác hình vuông 4 góc, mái chụm lại thành một điểm (toàn tiêm)

Ngoài ra còn có dạng Tam Giác, Lục Giác, Bát Giác cũng tương tự, chỉ khác biệt ở số mặt mái và phương hướng lầu. Dạng Bát Giác và Lục Giác còn được dùng làm lầu các, gác chuông và xây thêm mặt mái lên trên (trùng thiềm). Riêng dạng Bát Giác thì đến kiểu thời Tống mới phổ biến.

Góc trái trên: Lầu bát giác (nhị trùng thiềm) ở chùa Láng Việt Nam. Góc phải trên: Gác tứ giác toàn tiêm trong cố cung Hàn Quốc Góc trái dưới: Kinkaku mang dạng nhị trùng thiềm tứ giác toàn tiêm của Nhật. Góc phải dưới: lầu bát giác nhị trung thiềm của Trung Quốc.
Góc trái trên: Lầu bát giác (nhị trùng thiềm) ở chùa Láng Việt Nam. Góc phải trên: Gác tứ giác toàn tiêm trong cố cung Hàn Quốc Góc trái dưới: Kinkaku mang dạng nhị trùng thiềm tứ giác toàn tiêm của Nhật. Góc phải dưới: lầu bát giác nhị trung thiềm của Trung Quốc.

6. Viên Toàn Tiêm

Tương tự như các dạng đa giác toàn tiêm, nhưng mái có dạng tròn (viên).

7. Khôi Đính

Tương tự dáng tứ giác toàn tiêm, nhưng có đường thuỳ tích cong lượn sóng, các mặt mái có hình dạng tựa quả chuông.

 

Hàng dưới từ trái sang phải: Khôi Đính kiểu dáng thời Tống, Khôi Đính Việt Nam theo mẫu thời Tống trên xá lị và tháp Hòa Phong, Khôi Đính kiểu Minh trung kỳ có đầu mái cong vút lên.
Hàng dưới từ trái sang phải: Khôi Đính kiểu dáng thời Tống, Khôi Đính Việt Nam theo mẫu thời Tống trên xá lị và tháp Hòa Phong, Khôi Đính kiểu Minh trung kỳ có đầu mái cong vút lên.

8. Quyển Bằng (hay gọi đầy đủ là Quyển Bằng thức Hiết Sơn)

Là một sự phá cách của Hiết Sơn thông thường. Dạng kiến trúc này tương tự Hiết Sơn nhưng phần trên của mái không có chính tích mà được uốn cong như đường sóng.

(Trái) Quyển Bằng thời Trần khắc họa qua mô hình đất nung. (Phải) Quyển Bằng kiểu Tống.
(Trái) Quyển Bằng thời Trần khắc họa qua mô hình đất nung. (Phải) Quyển Bằng kiểu Tống.

 

Đăng bởi .

BBCOSPLAY
Bán và cho thuê Đồ Hóa Trang và phụ kiện Cosplay

ĐT: 0947.927.017
Email:bbcosplay.com@gmail.com
Facebook:fb.me/bbcosplay.shop
Thời gian: Thứ 2 - thứ 7 8h-20h, Chủ Nhật 10h-18h.
Địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


  • Digg
  • del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Google
  • Twitter
  • MySpace
  • Facebook
  • Linkedin
  • Yahoo
  • linkaGoGo
  • Zing
  • Tagvn
  • Link Hay
  • More Tag
  • More Tag
  • More Tag

Tìm bài viết

ĐC: 118/19 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0947.927.017
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 20h00, Chủ Nhật: 10h00 - 18h00. Lễ + Tết: nghỉ
Lưu ý: Shop không trực điện thoại và tiếp khách ngoài giờ làm việc. Quý khách thông cảm!

HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI
Nếu đi từ Hàng Xanh (Bạch Đằng), qua ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh 200m gặp hẻm 118. Vào hẻm gặp ngã tư đầu tiên rẻ trái -> tìm số nhà 118/19 (cổng màu hồng).

Nếu đi hướng Tân Bình, Phú Nhuận, Chợ Bà Chiểu. Chạy thẳng Bạch Đằng, gặp ngã tư Bặch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh , vòng lại (hình chữ U), đi tiếp 200m, tìm hẻm 118

Hẻm 118 là hẻm xe hơi. Đi xe hơi, có thể đậu đầu hẻm, cần một người ở lại trông xe.

Zalo: Hướng dẫn thêm